Nội dung chính
Trong bài viết chia sẻ trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm trong lĩnh vực xây dựng đó là đà kiềng và giằng móng, những ưu nhược điểm, những tác dụng của nó. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm khái niệm giằng trường và giằng móng.
Vậy khái niệm Giằng tường là gì, giằng móng là gì, chức năng của mỗi loại giằng trong kết cấu nhà công nghiệp như thế nào.
Khái niệm giằng tường là gì ?
Giằng tường (hay còn gọi là đai tường) là lớp bê tông cốt thép. Giằng tường liên kết các tường tạo thành hệ kết cấu đảm bảo độ ổn định của bản thân tường và độ cứng cho không gian nhà. Giằng tường tạo cho tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất. Tránh cho góc tường không bị xé nứt.
ảnh giằng tường
Chức năng giằng tường
Giằng tường có nhiệm vụ tiếp thu các lực ứng kéo, mô men và lực cắt khi có lún lệch. Giằng tường dưới trần nhà còn có tác dụng chống nứt do nhiệt độ.
Giằng tường có độ dày bằng một hoặc 2 lần chiều dày viên gạch.
Thiết kế giằng tường là xác định vị trí đặt giằng, kích thước, số lượng cốt thép cần thiết trong giằng để đảm bảo độ chịu lực.
Vị trí của giằng tường phụ thuộc tính chất biến dạng của nhà. Kích thước, cốt thép, số lượng giằng xác định theo tính chất của nền.
Chức năng của giằng tường trong kết cấu nhà
Phân bố đều tải trọng của sàn tầng trên xuống tường.
Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên.
Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt.
Tăng cường độ cứng, bền vững cho kết cấu công trình.
Tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây nhà nhiều tầng.
Tăng độ bền vững, tải trọng cho các loại tường chịu lực.
Tăng độ cứng của kết cấu công trình.
Khái niệm giằng móng là gì ?
Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép.
Giằng móng xây dựng
Chức năng giằng móng
Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.
Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác
Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T.
Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ,…
Câu hỏi thường gặp
Có bao nhiêu loại móng phổ biến hiện nay?
—> Những loại móng phổ biến hiện nay đó là móng băng, móng đơn và móng bè
Thế nào là giằng móng đơn?
—> Cấu tạo của móng đơn cũng rất đơn giản, nó được tạo thành từ một bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ duy nhất. Đối với các công trình công nghiệp người ta thường tận dụng phần đáy của móng được đặt lên trên một lớp đất tốt với chiều sâu rơi vào khoảng 1m. Điều nàysẽ giúp tạo ra một bề mặt bằng phẳng nhằm để tránh sự thay đổi giữa các vùng giáp ranh với đất tốt và đất xấu. Còn tránh sự nở của các loại đất do bão hòa với nước.
Thế nào là giằng móng bè?
—> Giằng móng bè thường được sửa dụng khi nền đất có tình trạng yếu. Thiết kế của giằng móng bè được bao gồm một lớp lót bê tông. Bản móng được trải rộng ra toàn bộ công trình.
Lớp bê tông lót có kích thước khoảng 100mm. Kích thước cua dầm móng rơi vào khoảng: 300×700(mm). Chiều cao của giằng móng bè là: 200mm.
Thế nào là giằng móng băng?
—> Cấu tạo thanh thép móng băng bao gồm: một lớp bê tông có tác dụng lót móng. Một lớp bê tông lót dày có kích thước khoảng 100mm.
Kích thước của bản móng phổ thông thường đó là: (900-1200)x350(mm).
Với kích thước dầm móng rơi vào khoảng 300x(500-700)mm.
Trên đây là những chia sẻ kiến thức liên quan đến khái niệm giằng móng, giằng tường để mọi người có thêm hiểu biết áp dụng cho các công trình sửa chữa nhà hoặc xây dựng nhà mới. Hy vọng giúp ích nhiều cho mọi người !