Nội dung chính
Để ước tính được chính xác lượng sắt thép cần dùng cũng như chọn được loại phù hợp để sử dụng khi thi công thì bạn cần phải biết 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt. Nếu chưa có kinh nghiệm thì cũng rất khó ước lượng, bạn nên nhờ đến những cơ sở bán sắt thép hoặc chủ công trình. Họ sẽ có cái nhìn tổng quát và có nhiều kinh nghiệm trong việc ước lượng sao cho chuẩn nhất.
Vai trò của thép trong xây dựng
Không chỉ trong ngành xây dựng, thép trong mọi lĩnh vực đều rất quan trọng, các ngành công nghiệp, dịch vụ,… Ưu điểm là dễ uốn, tạo hình ở nhiệt độ cao và cứng rắn khi ở nhiệt độ thường. Trong ngành xây dựng thép là một trong những sản phẩm cốt lõi, đặc biệt quan trọng. Có thể nói cho đến nay vẫn chưa có nguyên vật liệu nào thay thế được thép.
Tính vững chắc khi xây dựng
Dễ uốn dẻo nhưng cũng rất vững chắc, nghe thì vô lý và hơi ngược nhưng thực sự là vậy. Ở nhiệt độ cao khi cần xử lý những điểm gấp khúc, hoặc muốn tạo hình thép thì có thể dễ dàng uốn cong bằng các loại máy chuyên dụng. Còn khi ở nhiệt độ thường hoặc khi kết hợp chung với bê tông, cát sỏi thì nó vững chắc, định hình khuôn tốt, không dễ bị tác động nhiệt.
Tính chất vững chắc được áp dụng nhiều trong xây dựng khi kết hợp đổ móng, làm các cột trụ chính cần sự chống đỡ cho công trình. Có thể sử dụng được ở cả những nơi dễ bị ăn mòn như nước phèn, nước biển,… Theo số liệu thống kê thì thép chiếm 25% trong việc xây dựng kiến trúc và nền móng công trình.
Tính dễ uốn là một vai trò của thép trong xây dựng
Để ra được thành phẩm thì thép đã phải trải qua nhiều quy trình nung nấu, cán, tạo hình,… Từ những quy trình đầu tiên, nhà sản xuất đã tạo thành những sản phẩm có kích cỡ, hình dạng khác nhau để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
Đặc biệt có khả năng liên kết bền vững với xi măng, bê tông cốt thép được coi là bộ xương, bộ khung ban đầu của công trình. Các phần cần chống đỡ như móng nhà, hầm nhà, chân cầu, trụ cột,… Bê tông cốt thép là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Có một thành phẩm nữa được làm từ thép đó là thép tấm. Hiện nay trên thị trường 31% các sản phẩm đều được làm từ thép. Thép tấm có thể ứng dụng trong việc tạo hình mái nhà, lắp đặt trần nhà, tấm ốp,…
Tiết kiệm chi phí
Khi tính toán xây dựng và đưa ra mức chi phí để hoàn thiện công trình, chi phí cũng là phần rất quan trọng. Tính toán hợp lý đảm bảo chi phí ở mức thấp hoặc vừa nhất nhưng kết cấu, an toàn vẫn càn đảm bảo.
Vật liệu sắt thép cũng rất thân thiện với môi trường, có thể tái chế sử dụng dễ dàng. Khi một công trình cũ đập phá thì người ta tháo giỡ lại phần sắt thép bên trong lớp bê tông, sau đó được đưa trở lại nhà máy. Tiếp tục được xử lý nung nóng đúc và loại bỏ tạp chất còn dư để tạo ra thành phẩm mới.
Trên toàn thế giới đã có hơn 50% số lượng thép được tái sử dụng. Thép là nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng nhưng chúng ta cũng cần phải gìn giữ và bảo tồn. Vậy nên hãy tái sử dụng nếu có thể và có nhiều biện pháp xử lý và tái tạo chúng.
Tạo cảnh quan thẩm mỹ
Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế cũng như các nhu cầu hưởng thụ. Sắt thép không chỉ được ứng dụng trong công trình xây dựng nhà ở, nó còn mở rộng hơn ở những công trình có tính thẩm mỹ cao.
Nếu bạn chưa biết thì tháp Eiffel ở kinh đô Pháp cũng được làm hoàn toàn từ thép. Nhờ khả năng uốn dẻo, tạo hình dễ dàng cùng với những bàn tay của các nghệ nhân đã tạo ra một công trình kiến trúc rất độc đáo.
Một số nguyên tắc trong bố trí thép xây dựng nhà dân dụng
Cách bố trí thép sàn đúng chuẩn
Có hai phương án để bố trí thép sàn đó là:
- Bố trí thép sàn 1 phương: đây là dạng sàn uốn theo một hướng nhất định, cũng có thể là uốn theo 2 hướng tuy nhiên sẽ lấy 1 phương làm chính, bên kia chỉ là phụ hoặc độ cong sẽ rất nhỏ. Có thể đổ trực tiếp liền khối với dầm hoặc để kê lên tường. Lưu ý cần bằng hoặc nhỏ hơn hai cạnh bên đối diện.
- Bố trí thép sàn 2 phương: trái với uốn 1 phương thì ở phương án này, người ta sẽ uốn thép cân bằng, hai bên bằng nhau, không có sự chênh lệch lớn nhỏ giữa hai phía. Độ liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh liền kề.
Nguyên tắc chung trong bố trí cột thép
Để đảm bảo độ an toàn cũng như độ bền cao thì khi thi công cần đảm bảo tuân thủ đúng những yêu cầu chung trong bố trí cột thép. Để tính đơn vị cột thép cần tiến hành nghiên cứu mô-men uốn để thiết kế cột phù hợp.
Để tính được lực dọc thì lực cắt trong cột phải nhỏ hơn khả năng chịu cắt của bê tông. Vậy nên phần cột phải bố trí, thiết kế theo đúng cấu trúc chất lượng.
Thường thì các công trình sẽ thiết kế cột thép dọc dựa trên tiêu chí mô-men uốn, lực dọc. Việc này sẽ chiếm tương đối nhiều thời gian để tính toán cột thép. Để đảm bảo tiến độ công trình cần thiết kế phần tổ hợp và lựa chọn tiêu chí dựa trên độ đảm bảo an toàn.
Đa số các cột thép, phần chịu nén sẽ lệch tâm xiên nên bạn cần lưu ý các định tổ hợp. Lực dọc trong cột thay khổi ở mức nhỏ, nếu phần mô-men uốn lớn thì sẽ dễ xảy ra ở hai đầu cột. Cần phải tính được phần tiết diện ở cột đấu.
Nguyên tắc chung về cách bố trí về thép trong dầm
Khi thi công bố trí phần thép, không nên chỉ làm 1 lần mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp kết hợp để tạo bố trí hợp lý nhất. Khi dùng cốt thép có gờ đầu mút sẽ rất dễ bị lẫn vào nhau nên bạn hãy lưu ý sử dụng một thanh móc nhọn để nhận biết khi đánh dấu.
Xác định chuẩn điểm đầu và điểm cuối khi uốn thép. Vì các điểm uốn sẽ là điểm giao hoặc kết hợp với những điểm khác. Cần phải tuân thủ theo bản vẽ khi thi công thép dầm mà các đơn vị thiết kế đã làm trước.
Vì sao cần ước tính khối lượng thép trên 1m2 sàn nhà dân dụng?
Các nguyên vật liệu mỗi phần đều đóng góp cho độ kiên cố, vững chãi và an toàn của công trình. Trong đó nền móng nhà là phần chìm quan trọng nhất, thép là sự lựa chọn tối ưu khi thiết kế và đổ móng.
Tùy theo diện tích, địa hình khu vực và tiêu chuẩn của từng công trình mà chủ thi công cần ước lượng khối lượng cốt thép trên 1m2 mặt sàn. Từ đó có thể lên chi phí, tính toán được số lượng thép cần dùng. Tránh gây thừa thiếu lãng phí và ảnh hưởng đến giá cả khi khảo giá vật liệu.
1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt?
Tùy vào diện tích, độ lún sàn, độ chịu lực,… Ở mỗi khu vực công trình số lượng sắt cần dùng là khác nhau. Một số thông tin cơ bản chung mà bạn có thể tham khảo khi tính khối lượng sắt thép ở điều kiện công trình bình thường là như sau:
- Phần móng: 100-120 kg thép/m2.
- Phần cột nhà: 170-190 kg thép/m2.
- Phần dầm: 150-220 kg thép/m2.
- Phần vách nhà: 180-200 kg thép/m2.
Một số lưu ý khi chọn lượng thép xây dựng sàn nhà dân dụng
- Đối với từng loại thép khác nhau thì lượng cần sử dụng cũng sẽ có chênh lệch nhau ít nhiều.
- Công thức chung tính lượng thép: V = m : D. Trong đó V là thể tích; m là khối lượng; D là khối lượng riêng. Lưu ý đây chỉ là công thức chung, cần phải dự vào địa hình, vị trí xây dựng để điều chỉnh phù hợp.
- Sau khi xác định được tầm số lượng thép cần sử dụng thì hãy tham khảo giá cả và loại thép. Từng loại thép sẽ có giá khác nhau và khối lượng khác nhau thì mức giá cũng có một chút chênh lệch nhau.
Như vậy, thép là một nguyên vật liệu quan trọng không thể thiếu trong kết cấu thiết kế bộ khung của công trình. Việc xác định 1m2 sàn nhà dân dụng bao nhiêu kg sắt sẽ giúp bạn cân chỉnh được số lượng và mức giá phù hợp. Tránh trường hợp dư thừa gây lãng phí và lệch chi phí khi xây dựng công trình