Kỹ Thuật

Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng

Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng

Khi nhu cầu về nhà ở tăng cao thì các vấn đề trong xây dựng được chú ý, đặc biệt là phần móng với kiểu móng băng mới lạ. Móng băng là loại móng như thế nào mà lại được ưu tiên sử dụng ở Việt Nam hiện nay? Cùng đi tìm lời giải đáp xung quanh móng băng nhé. 

Móng băng là gì?

Móng băng là loại móng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng. Móng băng có thể dùng theo hướng độc lập hoặc nối tiếp các phần móng với nhau. Móng băng mang lại nhiều ưu điểm và ứng dụng trong nhiều kiểu nhà khác nhau. Khi thi công móng băng cần tìm hiểu kỹ về loại đất, áp lực công trình,… Để chọn được loại móng băng phù hợp.

Cấu tạo móng băng

cau tao mong bang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
1. Cấu tạo móng băng

Cấu tạo thép móng băng theo phương

Với riêng cấu tạo thép móng băng theo phương sẽ có 02 loại riêng biệt. Thứ nhất là móng băng 1 phương có đặc điểm thanh thép chỉ theo 1 phương duy nhất. Có có thể là chiều dài/ chiều ngang hoặc song song với nhau. Mỗi thanh thép sẽ cách nhau một khoảng bằng nhau nhất định tùy theo quy mô xây dựng công trình.

Với móng băng theo phương loại 2, các đường thanh thép đan xen lẫn nhau. Cách để nhận biết loại móng bang này rất dễ dàng, khi nhìn sẽ thấy đường móng giống như ô cờ lớn.

Cấu tạo móng băng theo độ cứng

Cách phân chia này dựa trên loại vật liệu sử dụng tạo thành móng. Với riêng kiểu phân chia cấu tạo theo độ cứng sẽ có 03 loại, bao gồm:

  • Móng băng cứng: Được tạo bởi khung thép, sắt hay bê tông có độ bền chắc cao.
  • Móng băng mềm: Được tạo thành bởi vật liệu như cây gỗ lớn, thường là gỗ xà cừ, tràm, keo loại lớn hay bạch đàn. 
  • Móng băng hỗn hợp: Loại móng băng này còn được gọi là loại kết hợp bởi vật liệu tạo thành có thể phối kết nhiều loại như khung thép và cả gỗ. 

Cấu tạo móng băng cơ bản

Trong đó phần móng này chủ yếu sử dụng các thanh thép có kích thước khác nhau để tạo thành lớp dầm móng cơ bản. Phần móng sẽ có bê tông (đây là lớp lót chung cho các loại dầm móng và kết hợp thép). Bao gồm lớp bê tông dưới cùng, móng phổ thông, thép của bản móng, thép dầm, thép dọc và thép đai.

Móng băng có mấy loại?

Như đã nói ở trên, phân loại của móng băng được chia thành 03 loại chủ yếu: 

  • Với riêng cấu tạo thép móng băng theo phương sẽ có 02 loại riêng biệt.
  • Với riêng kiểu phân chia cấu tạo theo độ cứng sẽ có 03 loại: Móng băng cứng, móng mềm và móng băng hỗn hợp.
  • Loại thứ 03 trong phân loại móng bằng là loại móng cơ bản.

Công dụng của móng băng là gì?

Về công dụng có thể thấy rằng móng băng vẫn mang công hiệu lớn nhất của móng: chịu áp lực từ công trình bên trên, phân bố lực đến các vùng móng. Từ đó tăng hiệu quả và chất lượng sử dụng công trình theo thời gian. Với một số công trình đặc biệt như nhà xe âm đất, hầm, kho thì móng băng có tác dụng chắn lớp đất đá xung quanh. 

Những công trình áp dụng biện pháp thi công móng băng

Móng băng được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình. Trong đó các kiểu nhà cấp 4, nhà dưới 4 tầng có thể áp dụng tốt. Ngoài ra kiểu nhà mặt phố (cột thép cách nhau 150mm đến 220mm), nhà khung (dùng dầm móng ngang và dọc đan xen). Tóm lại, móng băng có thể ứng dụng cho nhiều công trình khác nhau kể cả nhà cao tầng (chỉ cần tính toán áp lực tác động lên móng nhà đúng).

Cách chọn kích thước móng băng sơ bộ

cach chon kich thuoc mong bang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
2. Cách chọn kích thước móng băng

Xác định áp lực tác động lên nền đất σ

Nền móng là nơi chịu áp lực từ bên trong, áp lực càng lớn tương đương với chú trọng phần móng càng cao. Công thức áp dụng là σ = P (trọng tải chân cột) x k/A. Trong đó, P sẽ bằng n(số tầng nhà) x S(diện tích chịu tải của cột) x P0.

Chiều cao của móng, dầm móng

Tính theo chiều cao của móng cũng là cách để chọn được kích thước móng băng sơ bộ. TRong đó tiêu chí cần đạt phải là h ≥ L /10. Sau khi tính được chiều cao, người thi công sẽ có kết quả chuẩn nhất về độ cao và chiều dài của phần móng băng cần thực hiện. 

Ưu, nhược điểm của móng băng

Ưu, nhược điểm của móng băng
3. Ưu, nhược điểm của móng băng

Ưu điểm 

  • Móng băng có phần liên kết nền móng bền vững nên tạo được tình trạng lún nền móng nhà.
  • Cũng nhờ sự liên kết phần móng mà khả năng chịu được áp lực của móng băng khá tốt.
  • Móng băng sử dụng cho nhiều nền đất với tính chất đất khác nhau (kể cả đất xấu).
  • Các khâu thực hiện không phức tạp, đẩy nhanh tiến độ thi công. 

Nhược điểm

Với loại đất quá xấu (đất bùn lầy) móng băng không đảm bảo được độ vững chắc. Khi đất có nguồn nước ngầm nên cân nhắc khi sử dụng móng băng. 

Quy trình thi công và bố trí thép móng băng trong xây dựng

Quy trình thi công và bố trí thép móng băng bao gồm 5 bước cơ bản. Cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu

Giải phóng phần mặt bằng là điều cực kỳ cần thiết khi thi công và bố trí thép móng băng trong xây dựng. Bước này giúp những người thi công biết chắc được loại móng phù hợp với công trình. Và hơn hết vị trí tạo móng, bố trí cọc thép như thế nào phù hợp nhất.

Bên cạnh mặt bằng, phần vật liệu làm móng băng cũng cần được chú ý kỹ. Với loại móng cần bê tông, cát, xi măng nên chuẩn bị trước đủ số lượng. Với loại cọc gỗ cần chọn đúng kích thước và cắm đúng vị trí. Chỉ khi đảm bảo được 02 yếu tố đầu tiên về chuẩn bị này (mặt bằng và vật tư), công trình mới đạt chuẩn và tiết kiệm hơn. 

Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố

Dựa vào bản vẽ đã thiết kế, nhân công sẽ tiến hành đào móng chuẩn bị cho việc cắm cọc làm móng băng. Phần định vị ở bước 1 sẽ giúp thực hiện bước này nhanh và chuẩn xác hơn. Lưu ý trong bước 2 này phải đảm bảo tính chuẩn xác cao:

  • Đào đúng theo các mốc trục đã định vị trước đó (cả về chiều dài lẫn chiều rộng).
  • Sau khi đào xong phần móng, bơm nước vào móng để phần đất được ổn định. Như vậy tránh tình trạng sụp đổ móng trong quá trình thi công.
  • Hút cạn nước sau khi thấy đất đã đủ ẩm.

Bước 3: Bố trí thép móng băng

Ở bước 3, nhân công sẽ trực tiếp bố trí thép móng băng theo đúng kỹ thuật. Đặc biệt cần thực hiện theo từng trình tự từng bước và tỉ mỉ hết sức có thể. Cụ thể phải bố trí thép móng băng theo các bước sau đây:

  • Chọn và chỉnh sửa thanh thép theo đúng kích thước quy định.
  • Sau khi đất đủ ẩm, dùng lớp bê tông hoặc gạch thẻ để tạo thành lớp lót ngăn cách với đất.
  • Tiến hành đặt thép móng băng trước, sau đó đến thép dầm móng và cuối cùng là thép chờ cột (không đảo ngược quy trình để đảm bảo chất lượng và kỹ thuật thi công).

Bước 4: Ghép cốt pha móng

Phần quan trọng tiếp theo để lớp bê tông móng theo khuôn có sẵn, đó là bước ghép cốt pha. Hiện nay trong xây dựng chủ yếu dùng tấm ván xây dựng có bề mặt phẳng. Cần chọn loại đúng chiều dài và chiều rộng để giúp bê tông không bị tràn xung quanh. Ép ván theo sát các khung thép đã chuẩn bị ở bước 3.

Sau khi kê ván, hãy dùng thanh chèn để tạo thành trụ đỡ phần ván. Nên dùng thanh chống lớn với những loại móng băng kích thước lớn. Cuối cùng sau khi kê thanh chống chắc chắn, khi đổ bê tông vào khuôn móng sẽ không bị xê dịch. 

Bước 5: Đổ bê tông móng băng

Cuối cùng để phần móng chịu được áp lực phía trên khi xây dựng, cần có đủ lớp bê tông bên trong. Trong bước này cần chú ý tỉ lệ cát, sạn, xi măng,… Nhằm tránh tình trạng hỏng móng. Sau đổ móng cần dùng thanh ép để đảm bảo bề mặt bê tông được mịn và chặt nhất.

Một số lưu ý khi thi công móng băng

Cụ thể với những công trình lớn, phần móng sẽ được đào sâu với mục đích tạo bệ đỡ vững chắc cho kiến trúc. Với các công trình nhà ở đơn giản có thể giảm độ sâu và tìm loại móng băng phù hợp. Như vậy vừa giảm thiểu chi phí xây dựng và rút ngắn tiến độ chuẩn bị thi công.

Sau khi đào móng cần dọn dẹp sạch sẽ phần tránh xung quanh. Tránh trường hợp đất đá rơi xuống làm hỏng móng băng. Thực hiện tốt bước này giúp công trình của bạn có được nền móng tốt nhất. Như vậy tiến độ thi công sẽ giảm xuống, nâng tổng chất lượng móng lên cao.

Một số bản vẽ mặt bằng móng băng  

  • Mặt bằng móng băng nhà cấp 4, nhà 1 tầng
Ban ve mong bang mat cat 1 cho nha 1 tang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
4. Bản vẽ móng băng mặt cắt 1 cho nhà 1 tầng
Ban ve mong bang mat cat 2 cho nha 1 tang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
5. Bản vẽ móng băng mặt cắt 2 cho nhà 1 tầng
  • Mặt bằng móng băng nhà 2 tầng
Mat bang mong nha 2 tang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
6. Mặt bằng móng nhà 2 tầng
  • Mặt bằng móng băng nhà 3 tầng
Mat bang mong nha 3 tang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
7. Mặt bằng móng nhà 3 tầng
Mat cat mong nha 3 tang - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
8. Mặt cắt móng nhà 3 tầng
  • Mặt bằng móng băng nhà phố
Mat bang mong bang nha pho - Móng băng: Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng - kien-thuc-xay-dung
9. Mặt bằng móng băng nhà phố

Với thông tin về móng băng trên đây, hy vọng đã giúp bạn có thêm cơ sở đúng đắn khi tìm hiểu về loại móng này. Sử dụng móng băng tốt nhất khi hiểu được toàn bộ ưu nhược điểm và kinh chọn chọn loại móng phù hợp với công trình. 

Post Comment

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611