Kỹ Thuật

Bảng tính sức kháng của cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-272-05

Bảng tính sức kháng của cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-272-05

Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục chia sẻ một số kiến thức liên quan đến công việc thi công cọc khoan nhồi trong lĩnh vực xây dựng.

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu khai niệm cọc khoan nhồi nhé.

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan ngồi là loại cọc có móng sâu, được áp dụng nhiều trong xây dựng công trình nhà ở tại Việt Nam. Nhờ đường kính cọc đa dạng từ 60 – 300CM nên dễ dàng thích hợp với nhiều loại công trình khác nhau, và nhờ có máy móc hiện đại mà việc dùng cọc khoan nhồi có thể đạt đến độ sâu rất lớn với đường kính rộng. Đáp ứng rất tốt về mặt kỹ thuật cho công trình.

Quy trình thi công cọc khoan nhồi như thế nào?

– Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc.

– Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ.

– Vét đáy hố khoan.

– Lắp đặt cốt thép.

– Lắp ống đổ bê tông.

– Thổi rửa đáy hố khoan.

– Đổ bê tông.

– Lấp đầu cọc bằng đá 1×2 và đá 4×6 (đối với cọc đại trà)

– Rút ống vách.

– Kiểm tra chất lượng cọc.

Bảng tính toàn sức kháng của cọc khoan nhồi

suc-khang-coc-khoan-nhoi

suc-khang-coc-khoan-nhoi-1

Bảng tính sức kháng của cọc trong đất rời

suc-khang-coc-khoan-nhoi-2

Tính sức kháng của cọc theo tiêu chuẩn

suc-khang-coc-khoan-nhoi-3

Chi tiết bảng tính các bạn có thể tải tại đây để tham khảo cụ thể hơn, chi tiết hơn: Download bảng tính

Ưu và nhược điểm cọc khoan nhồi
Loại cọc nào cũng có những thế mạnh riêng, cọc khoan nhồi ngoài những ưu điểm tuyệt vời cho mọi công trình thì kèm theo đó là một số khuyết điểm không thể không nhắc tới. Dưới đây là một số ưu nhược điểm khi thi công cọc khoan nhồi:
Ưu điểm
Cọc khoan nhồi sẽ rút bớt được công đoạn đúc cọc, bê tông tươi được đổ trực tiếp giúp đảm bảo được chất lượng cọc.
Vị cọc được đúc ngay tại công trình nên dễ thay đổi kích thước hình học của cọc như chiều dài, đường kính … để phù hợp với thực trạng đất nền.
Cọc khoan nhồi dể dàng thi công tại mọi loại địa tầng khác nhau ở Hà Nội kể cả những địa tầng có nền đá chắc chắn hay bùn ao.
Phương pháp này sẽ tận dụng tối đa những đặc tính ưu viết của chất liệu, giảm được số cọc trong móng, có thể bố trí cốt thép phù hợp với điều kiện chịu lực của cọc.
Không gây tiếng ồn và tác động đến môi trường, phù hợp để xây dựng các công trình lớn trong đô thị.
Cho phép trực quan kiểm tra các lớp địa chất bằng cách lấy mẫu từ các lớp đất đào lên, để có thể đánh giá chính xác điều kiện đất nền, khả năng chịu lực của đất nền dưới đáy hố khoan.
Cho phép chế tạo các cọc khoan nhồi đường kính lớn và độ sâu lớn, phù hợp cho các công trình cầu lớn.
Nhược điểm
Vì được thi công trong lòng đất nên sẽ xẩy ra các khuyết tật nếu không cẩn thẩn như: Hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ thân cọc hoặc thay đổi kích thước tiết diện khi qua các lớp đất khác nhau. Bê tông xung quanh thân cọc dễ bị rửa trôi lớp ximăng khi gặp mạch nước ngầm hoặc gây ra rỗ mặt thân cọc. Lỗ khoan nghiêng lệch, sụt vách lỗ khoan. Bê tông đổ thân cọc dễ bị không đồng nhất và phân tầng.
Phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhất là bị ảnh hưởng cực lớn nếu trời mưa nhiều.
Công trình thi công ép cọc bê tông dễ bị lầy lội ảnh hưởn bởi nước, điều này làm tăng chi phí phát sinh khi thi công công trình.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật liên quan đến cọc khoan nhồi trong xây dựng hy vọng giúp ích cho mọi người.

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611