Nội dung chính
Bảo hành công trình xây dựng nhà hay bất cứ công trình xây dựng nào đều là vấn đề được chủ nhà hay các chủ đầu tư quan tâm vì đó vừa đánh giá chất lượng công trình cũng như đảm bảo của đơn vị xây dựng thực hiện dự án đó.
Thật vậy mỗi công trình khi hoàn thành đều được bảo hành trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng loại công trình xây dựng hay nhà ở mà có các chế độ bảo hành, thời gian bảo hành khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ quy định bảo hành công trình xây dựng và nhà ở để các bạn được rõ.
Bảo hành công trình là gì?
Nếu không phải là người làm việc trong ngành luật hoặc bất động sản thì có lẽ mọi người sẽ ít tiếp xúc với thuật ngữ bảo hành công trình. Bảo hành công trình được hiểu đơn giản là cảm kết về chất lượng của một công trình trong một thời gian nhất định.
Trong thời gian đó, nếu công trình xảy ra lỗi hoặc sự cố thì bên bảo hành sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và sẽ phải sửa chữa hoặc đền bù tương ứng. Bảo hành công trình được chia thành hai loại: Bảo hành công trình xây dựng và bảo hành công trình nhà ở.
Bảo hành công trình xây dựng là gì?
Theo quy định của pháp luật, cụ thể là khoản 1 điều 3, Luật Nhà ở (2014) thì công trình xây dựng được định nghĩa là các công trình được tạo thành bởi sức lao động của con người và các vật liệu xây dựng có liên kết, định vụ với mặt đất.
Công trình này bao gồm cả phần trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước và dưới mặt nước. Công trình xây dựng chính là các công trình dân dụng, công trình giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như các công trình công cộng khác.
Quy định về bảo hành công trình xây dựng cũng đã được pháp luật quy định rất rõ ràng. Cụ thể, bảo hành công trình xây dựng chính là một sự cam kết về chất lượng của các nhà thầu. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các lỗi, hư hại của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
Thời gian bảo hành công trình xây dựng tùy thuộc vào từng công trình với từng nhà thầu khác nhau. Tuy nhiên, thời gian bảo hành sẽ được thống nhất bởi các bên ngay từ đầu.
Bảo hành công trình nhà ở là gì?
Bảo hành công trình nhà ở thực chất là một phần nhỏ trong bảo hành công trình xây dựng và nằm ở hạng mục công trình dân dụng. Do đó, những quy định bảo hành công trình nói chung sẽ bao gồm cả bảo hành công trình nhà ở.
Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng các công trình nhà ở thì nhà thầu sẽ có những hợp đồng cam kết cụ thể với chủ nhà về thời hạn hợp đồng việc giữ lại tiền bảo hành công trình. Hết thời hạn bảo hành, bên khách sẽ thanh toán đầy đủ cho bên nhà thầu.
Quy định bảo hành công trình xây dựng
Mỗi công trình xây dựng đều có những quy định cụ thể về việc bảo hành sau khi bàn giao. Chi phí bảo hành công trình cũng là một khoản không hề nhỏ mà các nhà thầu phải cân nhắc. Bên cạnh Luật Nhà ở năm 2014 thì chính phủ cũng ban hành nhiều luật khác liên quan đến vấn đề này như Luật Xây dựng 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và nghị định chính phủ 46/2015 quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Chủ thể, nội dung bảo hành công trình xây dựng
Chủ thể ở đây được xác định là nhà thầu thi công và nhà thầu cung ứng thiết bị công nghệ, công trình. Đối với nhà thầu thi công thì phải có trách nhiệm bảo hành công trình theo từng hạng mục xây dựng cung như công trình xây dựng.
Trách nhiệm này gồm có khắc phục lỗi và sửa chữa công trình bị hư hại trong thời gian bảo hành được quy định với từng loại công trình cụ thể. Tùy vào mức độ hư hại mà có các mức bảo hành thỏa đáng khác nhau, được thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Đối với nhà thầu cung ứng thiết bị thì cần phải đảm bảo các yêu cầu bảo hành công trình đối với các mục có liên quan tới mình như sửa chữa và thay thế các thiết bị bị lỗi, hư hỏng mà lỗi là do bên sản xuất, bên nhà thầu cung ứng cho công trình.
Quy định thời gian bảo hành công trình xây dựng
Trong quy định bảo hành công trình xây dựng sẽ có cụ thể cả thời gian bảo hành để bên nhà thầu thực hiện nghĩa vụ. Thời gian bảo hành được tính từ lúc nhà thầu nghiệm thu để hoàn thành hạng mục thi công, công trình thi công của mình.
Thời gian này không nhất thiết phải tính từ lúc nhà thầu nghiệm thu hoàn thành toàn bộ mà được tính từ lúc hoàn thành nghiệm thu đối với từng hạng mục của công trình. Thời hạn bảo hành công trình kéo dài bao lâu phụ thuộc vào từng loại công trình như sáu:
- Đối với công trình cấp 1 và cấp đặc biệt: Tối thiểu 24 tháng
- Đối với công trình cấp 2, 3, 4: Tối thiểu 12 tháng
- Đối với công trình nhà ở: Tùy vào đặc thù của từng công trình cụ thể
Thời gian hết hạn bảo hành sẽ theo căn cứ của hợp đồng xây dựng được ký kết bởi các bên liên quan trước đó.
Quy trình bảo hành công trình xây dựng
Quy trình của việc bảo hành công trình xây dựng như sau:
- Bước 1: Người sử dụng, người quản lý phát hiện hư hỏng, phát hiện lỗi, khiếm khuyết của công trình và báo lại với chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ có yêu cầu bên nhà thầu thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình.
- Bước 2: Nhà thầy tiếp nhận thông tin và thực hiện khảo sát, kiểm tra, sửa chữa lỗi.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành việc sửa chữa thì chủ đầu tư hoặc người sở hữu sẽ lập biên bản nghiệm thu việc hoàn thành bản hành. Bên cạnh đó thì thời gian bảo hành cũng có thể kéo dài hơn tính từ lúc nhà thầu hoàn thành việc sửa chữa lỗi.
Chi phí bảo trì công trình xây dựng
Chi phí bảo trì công trình được luật pháp quy định như sau:
- 3% – 3.5% giá trị hợp đồng: Công trình cấp 1 và công trình cấp đặc biệt
- 5% – 5.5% giá trị hợp đồng: Công trình xây dựng cấp 2, 3, 4
Xem thêm:
Có nên vay tiền xây nhà không? Lưu ý khi vay tiền xây nhà là gì?
Kinh nghiệm xây nhà ống 2 tầng với 500 triệu cực hữu ích
Quy định về bảo hành công trình nhà ở
Việc quy định về bảo hành công trình nhà ở cũng được nói rõ trong bộ Luật Nhà ở 2014. Bộ luật này quy định rõ về chủ thể có trách nhiệm bảo hành, điều kiện bảo hành và thời gian quy định bảo hành đối với công trình nhà ở.
Chủ thể có trách nhiệm bảo hành
Chủ thể có trách nhiệm phải bảo hành cho các công trình nhà ở chính là tổ chức, cá nhân thực hiện thi công, đơn vị cung ứng thiết bị cho các công trình này. Trong các trường hợp nhà ở thuộc công trình đầu tư xây dựng để cho thuê, bán thì lúc này, bên cho thuê nhà, bán nhà chính là chủ thể phải có trách nhiệm bảo hành nhà ở.
Điều kiện bảo hành công trình nhà ở
Điều kiện bảo hành công trình nhà ở là công trình nhà ở cần phải sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết, hư hỏng về kết cấu,… Lỗi này không phải do chủ sở hữu hay người sử dụng mà thuộc về đơn vị thi công, bên cho thuê, bên bán khi mà công trình nhà ở vẫn trong thời hạn bảo hành. Việc bảo hành gồm có:
- Bảo hành kết cấu của nhà ở: Khung, cột, dầm, sàn, mái, tường, trần, sân thượng, điện sinh hoạt, cầu thang bộ, bể phốt, hệ thống cấp thoát nước,…
- Bảo hành về các thiết bị gắn với công trình nhà ở
Quy định thời gian bảo hành công trình nhà ở
Thời gian bảo hành cho công trình được quy định theo Luật Nhà ở năm 2014, tương ứng với từng loại như sau:
- Công trình nhà ở là chung cư: Thời gian bảo hành tối thiểu là 60 tháng
- Công trình nhà ở đơn lẻ: Bảo hành tối thiểu 24 tháng
Thời điểm để tính bảo hành chính là từ lúc việc xây dựng công trình nhà ở được hoàn thành, đưa vào nghiệm thu và được bàn giao để sử dụng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến quy định bảo hành công trình xây dựng và công trình nhà ở hiện nay. Nội dung này đã được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong bộ Luật Nhà ở năm 2014. Các bạn có thể tìm đọc bộ luật này để nắm rõ hơn.
Với kinh nghiệm nhiều năm qua trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và các công trình tại Hà Nội và 1 số tỉnh thành lân cận , Xây Dựng NND luôn có chính sách bảo hành về chất lượng công trình và thời gian bảo hành hỗ trợ khách hàng dài nhất nhằm đảm bảo yên tâm cũng như chất lượng công trình khách hàng tin tưởng giao phó.
Trong trường hợp quý khách hàng cần báo giá xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở các công trình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có tư vấn tốt nhất.