Kỹ Thuật

Chia sẻ kinh nghiệm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề

Chia sẻ kinh nghiệm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề

Điều kiện thi công không phải lúc nào cũng tốt, nên mọi người phải chuẩn bị cho bản thân những phương pháp cần thiết. Điển hình như biện pháp thi công móng nhà liền kề , làm móng đơn,… Nếu bạn chưa tìm hiểu nhiều về các kiến thức trong ngày xây dựng thì hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung bên dưới. Tuy không quá đa dạng nhưng chắc chắn sẽ giúp ích được cho tất cả quý đọc giả trong công việc, đời sống hằng ngày đấy.

Biện pháp thi công móng nhà liền kề

Để nắm rõ được biện pháp thi công móng nhà liền kề thì mọi người cần phải nắm bắt được các thông tin, kiến thức như sau:

Độ quan trọng của phương pháp thi công

Hầu như các căn nhà liền kề tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội đều có điều kiện địa chất kém, mềm, phía bên dưới sâu có cả tầng đất sét và bùn nên khả năng chịu lực thấp. Trong khi đó, những cầu trình cao tầng lại còn được sử dụng hệ thống cọc móng nông, đưa toàn bộ áp lực chịu xuống dưới đất nền. Nếu tồn tại lâu, từ 5 năm tới 10 năm thì sẽ làm suy giảm chất lượng mặt bằng.

Nếu có công trình mới được thi công ngay bên cạnh hoặc ở giữa, tháo dỡ công trình cũ thì rất có khả năng ảnh hướng tới phần nền móng của các căn bên cạnh, vô cùng nguy hiểm. Đồng thời, phần đất nền cũng trở nên tệ hơn, ngày càng lún sâu, yếu, chịu lực kém đi rất nhiều. Ngược lại, lớp đất có khả năng bị lồi lên, gây mất cân bằng, khó thực hiện xây dựng cho sau này cũng như ảnh hướng tới chất lượng các nhà kế liền kề.

1 anh 1 bien phap thi cong mong nha lien ke nguon internet - Chia sẻ kinh nghiệm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề - kinh-nghiem-xay-nha
Ảnh 1: biện pháp thi công móng nhà liền kề (nguồn: internet)

Sử dụng văng chống tường

Trong trường hợp, mọi người xây dựng công trình nằm chính giữa 2 nhà cao tầng liền kề thì nên sử dụng văng chống tường để chịu lực. Tránh trường hợp cả 2 bị nghiêng về khu vực trống ở giữa do không có điểm tựa chịu lực trên không, nếu có bất kỳ tác động mạnh thì sẽ gây ra sạt lở nhà kế bên dẫn đều nhiều rắc rối nghiêm trọng.

Tránh đào móng quá sâu hơn so với các nhà cạnh bên, dùng móng cừ

Có một việc phải hết sức thận trọng trong việc xây dựng công trình giữa các nhà liền kề, đó là không bao giờ được đào phần móng sâu hơn so với những căn kế bên. Nếu không sẽ rất dễ gây ra hiện tiện sạt lở đất, sập móng của nhà bên cạnh thì rất phiền phức. Đồng thời, bạn cũng nên áp dụng thêm việc lắp đặt phần móng cừ nhằm đảo bảo độ bền vững cho công trình cũng như các hộ lân cận.

Biện pháp thi công móng đơn

Nhằm giảm thiểu rủi ro sụt lún đất nền sau nhiều năm xây dựng, mọi người cũng có thể áp dụng biện pháp thi công móng đơn. Tuy nhiên, hãy chú ý về độ sâu, tránh để quá nông, chịu bớt đi áp lực dồn xuống dưới phần đất nền, đảm bảo an toàn tối đa cho cả công trình về sau.

Khoan mồi trước khi ép cọc

Trong trường trường hợp, mọi người phải thi công ép cọc thì tốt nhất nên thực hiện khoan mồi trước. Mục đích là tránh việc nếu ép cọc trực tiếp ngày từ đầu có thể dẫn tới việc đất nền những căn liền kề bị phồng, lồi, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của hộ gia đình khác, suy giảm chất lượng nhà ở.

2 anh 2 thi cong mong nha lien ke nguon internet - Chia sẻ kinh nghiệm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề - kinh-nghiem-xay-nha
Ảnh 2: thi công móng nhà liền kề (nguồn: internet)

Một vài việc cần lưu ý khi thi công nhà liền kề

Ngoài những biện pháp giúp thi công nhà liền kề giúp đảm bảo chất lượng công trình, độ an toàn tuyệt đối ra, mọi người cũng phải nắm bắt một số việc như sau:

Sử dụng hệ thống giàn giáo đạt tiêu chuẩn

Nhằm đảm bảo độ an toàn, vững chắc trong quá trình thì công từ tầng trệt cho các lầu cao, mọi người phải lắp đặt một hệ thống gian giáo chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn an toàn nhất. Thông thường sẽ có 2 loại gồm giang giao thép và gỗ. Tuy nhiên, để “chắc cú” nhất thì cứ việc lựa chọn sử dụng giàn giáo sắt nhé vì khả năng chịu lực cao, dễ dàng lắp đặt, đạt đúng tiêu chí an toàn hơn rất nhiều lần so với loại còn lại.

Đối với các gia chủ không quá dư dả về mặt kinh tế thì vẫn có thể sử dụng hệ thống giàn giáo gỗ, cắt giảm đi một khoản chi phí đáng kể. Mặc dù vậy, mọi người nên đảm bảo về chất lượng cả hệ thống giàn giáo đủ tốt, an toàn, thân gỗ phải to, chắc, khỏe. Các trụ chống phải nằm cách nhau từ 50cm đến 60cm, phân bố đồng đều, chịu sức nặng từ cả công trình trong suốt quá trình thi công.

3 anh 3 luu y khi thi cong nha lien ke nguon internet - Chia sẻ kinh nghiệm: Biện pháp thi công móng nhà liền kề - kinh-nghiem-xay-nha
Ảnh 3: lưu ý khi thi công nhà liền kề (nguồn: internet)

Chuẩn bị bản thiết kế, hồ sơ chi tiết

Việc chuẩn bị bản thiết kế, hồ sơ chi tiết và được tính toán kỹ lưỡng trước đó là vô cùng cần thiết đối với quá trình thi công. Vì gần như nhân công sẽ làm việc, thực hiện dựa vào bản vẽ được đưa ra, nếu không có thì mọi thứ sẽ rối từng, sai sót diễn ra rất nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng ngôi nhà sau này.

Biện pháp thi công móng nhà liền kề có phần hơi cầu kỳ một tí nhưng hầu hết tất cả việc làm trên đều rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình lẫn các căn hộ liền kề. Hãy chú ý tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào làm việc nhé mọi người. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này. 

Post Comment

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611