Nội dung chính
Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục chia sẻ kiến thức liên quan đến móng nông trong lĩnh vực xây dựng từ định nghĩa cho đến các bảng tính cho trường hợp cụ thể.
Định nghĩa Móng nông trong xây dựng
Móng nông là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại. Chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2÷3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m. Móng nông thích hợp với những công trình có quy mô nhỏ như. Nhà cấp 4, nhà lầu từ 1 đến 5 tầng cà được xây dựng trên nền đất tốt. Hoặc nếu nền đất yếu thì gia cố bằng các loại cọc gỗ như cừ tràm hoặc cọc bê tông cốt thép để tăng độ cứng cho nền đất.
Những loại móng nông
Có nhiều cách phân loại móng nông và dựa vào nhiều yếu tố chính sau:
Dựa vào đặc điểm của tải trọng móng nông
Tải trọng công trình khả năng chịu lực của nền móng cho toàn bộ công trình bên trên. Các loại móng nông dựa theo tải trọng gồm:
Móng chịu tải trọng đúng tâm
Móng chịu tải trọng lệch tâm
Móng các công trình cao (tháp nước, ống khói,…)
Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …)
Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, mô men nhỏ
Dựa vào độ cứng của móng
Móng tuyệt đối cứng: Móng có độ cứng rất lớn (xem như bằng vô cùng). Và biến dạng rất bé (xem như gần bằng 0), thuộc loại này có móng gạch, đá, bê tông
Móng mềm: Móng có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền (biến dạng lớn, chịu uốn nhiều). Móng BTCT có tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8 lần thuộc loại móng mềm
Móng cứng hữu hạn: Móng Bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn < 8 lần. Việc tính toán mỗi loại móng khác nhau, với móng mềm thì tính toán phức tạp hơn
Móng nông
Móng nông
Dựa vào cách chế tạo
Dựa vào cách chế tạo, người ta phân thành móng toàn khối và móng lắp ghép.
Móng toàn khối: Móng được làm bằng các vật liệu khác nhau. Chế tạo ngay tại vị trí xây dựng (móng đổ tại chỗ).
Móng lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công móng công trình
Dựa vào đặc điểm làm việc
Theo đặc điểm làm việc, có các loại móng nông cơ bản sau :
Móng đơn: dưới dạng cột hoặc dạng bản. Được dùng dưới cột hoặc tường kết hợp với dầm móng.
Móng băng dưới cột chịu áp lực từ hàng cột truyền xuống. Khi hàng cột phân bố theo hai hướng thì dùng máy đóng băng giao thoa.
Móng băng dưới tường: là phần kéo dài xuống đất của tường chịu lực và tường không chịu lực.
Móng bản, móng bè : móng dạng bản BTCT nằm dưới một phần hay toàn bộ công trình.
Móng khối: là các móng cứng dạng khối đơn nằm dưới toàn bộ công trình. Theo cách phân loại này ta sẽ nghiên cứu cấu tạo chi tiết của một số loại thường gặp.
Ưu và nhược điểm của móng nông
So với các loại móng sâu, móng nông có nhiều ưu điểm hơn gồm:
Ưu điểm móng nông
Thi công đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị thi công phức tạp. Việc thi công móng nông có thể dùng nhân công để đào móng. Một số trường hợp với số lượng móng nhiều, hoặc chiều sâu khá lớn có thể dùng các máy móc để tăng năng suất và giảm thời gian xây dựng nền móng.
Móng nông được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Giá thành xây dựng nền móng ít hơn móng sâu.
Trong quá trình tính toán bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên.
Thời gian thi công nhanh và chi phí xây dựng thấp hơn móng sâu nhiều.
Nhược điểm móng nông
Chỉ xây dựng được những công trình có quy mô nhỏ, khó có khả năng mở rộng hay nâng cấp thêm.
Khả năng chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên như. Động đất, bão, lốc xoáy không bằng các công trình được xây dựng trên nền móng sâu.
Nhiều nền đất có độ lún cao thì không nên sử dụng móng nông vì có thể bị nghiên hay sụp lún gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng nhiều người.
Xem thêm:
Tỷ lệ xi măng cát đá trong bê tông
Bảng tính khối lượng bê tông móng, cột, dầm, sàn các hạng mục công trình
Bảng tính toán tải trọng gió trong công trình xây dựng
KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI VÀ BIẾN DẠNG VỚI GIẢI PHÁP MÓNG NÔNG
Các bạn có thể tải bảng tính chi theo đường dẫn tại đây: Download Tính lún móng nông
Những giải pháp chung cho gia cố móng nông:
Việc lựa chọn giải pháp gia cố móng nông phụ thuộc vào các nguyên nhân ảnh hưởng đến móng ví dụ như là cốt thép, đặc điểm móng hiện trạng hay các điều kiện địa chất tại vị trí xây dựng công trình.
Chúng ta đều biết rằng việc thiết kế gia cố, cải tạo khó hơn rất nhiều so với thiết kế một công trình hoàn toàn mới. Mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau, do đó khi thiết kế, các kỹ sư đều phải xem xét tổng thể nhiều yếu tố như là: điều kiện thi công, khả năng chịu lực, biến dạng của các cấu kiện, các liên kết trong công trình trước khi đưa ra phương án cải tạo.
Các giải pháp gia cố móng nông hiện nay đang thường được sử dụng bao gồm những loại sau:
Gia cố móng bằng cách chèn vữa xi măng vào các vị trí phá hoại trên móng.
Thay thế một phần bản cánh móng khi xuất hiện những hư hỏng nghiêm trọng.
Bổ sung, lắp đặt thêm hệ thống đai nẹp hoặc kết cấu áo bọc gia cường mà không mở rộng kích thước đáy móng.
Mở rộng kích thước đáy móng (khi tải trọng xuống móng tăng lên đáng kể)
Gia cố bằng cọc đúc sẵn (khi tải trọng tăng lên đáng kể và lớp đất dưới đáy móng là cứng, đồng thời điều kiện thi công không quá khó khăn)
Gia cố bằng cọc thi công tại hiện trường (cọc khoan nhồi) (khi tải trọng công trình tăng lên đáng kể và lớp đất dưới đáy móng dày và yếu, đồng thời điều kiện thi công gặp nhiều khó khăn)
Truyền một phần tải tới phần móng bố trí thêm ( trong điều kiện nội lực tại vị trí móng cần gia cố rất phức tạp)
Chuyển móng đơn thành móng băng (khi mà các móng đơn có sự chênh lún lớn). Khi có sự thay đổi tải trọng đáng kể, phương pháp này cũng cần lắp đặt thêm một số thiết bị hỗ trợ khác.
Trong mỗi công trình sửa chữa nhà hay xây dựng mới các kỹ sư và thợ xây dựng luôn tính toán kỹ về mặt kỹ thuật để đảm bảo công trìn đạt chất lượng tốt nhất.
Trên đây là chia sẻ kiến thức liên quan đến móng nông trong lĩnh vực xây dựng, hy vọng giúp ích cho các bạn tìm hiểu thông tin.
Tải thêm các tài liệu khác lĩnh vực xây dựng: Bảng tính sức kháng của cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-272-05