Nội dung chính
Quy hoạch 1/ 500 được thiết kế với tỷ lệ 1/500 của một dự án. Với những người tham gia lĩnh vực bất động sản thì quy hoạch 1/500 là khái niệm không xa. Hay người làm việc liên quan đến bất động sản thì đều nắm được về quy hoạch 1/500. Vậy thì bản đồ quy hoạch là gì? Thế nào là quy hoạch 1/500? Một bản đồ quy hoạch như thế nào là hợp pháp luật và có ý nghĩa gì? Nội dung liên quan nào đến ngành bất động sản?
Nội Dung Chính
- 1 Khái niệm quy hoạch 1/500 là gì?
- 2 Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?
- 3 Điều kiện, quy trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500
- 3.1 Điều kiện
- 3.2 Quy trình chi tiết
- 4 Vấn đề pháp lý 1/ 500 bạn cần biết
- 4.1 Quy hoạch chi tiết 1/500 cần giấy phép xây dựng không?
- 4.2 Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt 1/500
Khái niệm quy hoạch 1/500 là gì?
Bản đồ quy hoạch 1/500 còn được gọi với tên khác là bản đồ chi tiết 1/500. Trong bản đồ này các thiết kế được triển khai cụ thể tỉ lệ 1/500. Bản đồ này được hiểu là một cơ sở để lập các dự án xây dựng. Trong trường hợp nếu dự án đã được cấp giấy phép xây dựng hợp pháp từ cơ quan có thẩm quyền.
Tỉ lệ bản đồ quy hoạch 1/500 là tỉ số giữa độ dài của một đoạn thẳng nằm trên bản đồ. Được so sánh với độ dài của cùng đoạn thẳng đó nhưng nằm trên thực địa. Tỷ lệ bản đồ 1/500 có 2 hình thức kí hiệu như sau: 1/500 và 1:500. Do đó các bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết sẽ được bố trí cụ thể trên các công trình. Ví dụ như: Hạ tầng kỹ thuật, hay quy hoạch chi tiết được bố trí từng ranh giới của lô đất.
Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 được thể hiện cụ thể hóa giữa quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Bản đồ quy hoạch chi tiết này thể hiện rõ ràng chi tiết bố trí cụ thể của tất cả các công trình. Đối với hạ tầng kỹ thuật thì bản đồ sử thể hiện được chi tiết đến từng ranh giới của lô đất.
Theo một cách nói khác thì quy hoạch 1/500 là quy hoạch tổng mặt bằng các dự án xây dựng. Đây là cơ sở dựa vào để định vị công trình, thiết kế xây dựng hay thiết kế cơ sở và thi công.
Điều kiện, quy trình tự lập quy hoạch chi tiết 1/500
Điều kiện
- Sẽ có một số trường hợp không cần phải có quy hoạch 1/500. Ví dụ như: Những dự án có quy mô vừa hay diện tích đất để xây dựng dưới 5 ha. Hoặc các dự án nhà ở được làm thành các chung cư với diện tích khoảng 2 ha. Song, chủ đầu tư khi xây dựng vẫn cần phải đảm bảo mặt tổng thể dự án.
- Kể đến như: Hệ thống công trình tiện ích, mặt bằng xây dựng, giao thông đi lại… Những vấn đề đó luôn phải phù hợp với bản đồ quy hoạch chi tiết 1/1200. Với điều kiện bản đồ quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án có quy mô mặt bằng thi công công trình trên 2 ha, 5 ha . Thì dự án bắt buộc phải có quy hoạch chi tiết 1/500 và được các cơ quan nhà nước phê duyệt.
- Đối với những công trình đơn lẻ thì chủ đầu tư không cần bản quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, bạn phải có một bản quy hoạch chi tiết 1/1200 về công trình sắp xây dựng.
Quy trình chi tiết
Một bản quy hoạch chi tiết 1/500 được thông qua những đơn vị cần làm theo quy trình sau:
- Bước 1: Chủ đầu tư trình đơn đề nghị thẩm định bản quy hoạch dự án của đơn vị mình. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt bản quy hoạch.
- Bước 2: Bản quy hoạch cần được phê duyệt của phía chủ thể dự án lập bản quy hoạch. Chủ thể như: Chủ đầu từ, tổ chức bất kỳ, chủ doanh nghiệp của đơn vị lập bản quy hoạch… Dự án được thực hiện hay không phụ thuộc vào các chủ thế rất nhiều. Do đó, bản quy hoạch cần được phê duyệt nhằm khẳng định được tiềm năng của dự án từ đơn vị.
- Bước 3: Những văn bản có thông tin và các tài liệu dự án quy hoạch được nộp cho cơ quan thẩm quyền. Các văn bản này sẽ được cơ quan pháp lý xem xét và thẩm định kỹ càng. Văn bản được công nhận đơn vị đấu thầu thực hiện dự án là chủ đầu tư. Hoặc có chứng nhận việc đầu tư từ các cơ quan thẩm quyền còn giá trị hiệu lực.
- Bước 4: Đưa ra những bản thuyết trình về xây dựng quy hoạch 1/500 hay 1/1200. Những bản vẽ khác phải được thực hiện đính kèm bản vẽ chính của dự án. Một bản vẽ thống kê thu nhỏ trên giấy A3 có đầy đủ chú thích, phụ lục.
- Bước 5: Bản đồ quy hoạch cần thể hiện được ranh giới hành chính dự án hay công trình chuẩn bị thực hiện. Phân chi các phạm vi cụ thể để thực hiện quy hoạch 1/500. Bên cạnh đó, cần dự thảo về nhiệm vụ cần thực hiện với quy hoạch chi tiết 1/500. Khi bản quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Vấn đề pháp lý 1/ 500 bạn cần biết
Quy hoạch chi tiết 1/500 cần giấy phép xây dựng không?
Quy hoạch 1/500 có cần giấy phép xây dựng hợp pháp. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp miễn giấy phép tại khoản 2 điều 89 Luật Xây dựng 2014 như sau:
- Công trình bí mật quốc gia, những công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp. Hay những công trình thuộc 2 địa bản hành chính cấp tỉnh trở lên.
- Công trình thuộc dự án đầu tư được Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng,…. Cấp quyết định đầu tư.
- Những công trình được xây dựng tạm thời để phục vụ thực hiện thi công công trình chính.
- Công trình thực hiện theo tuyến ngoài đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng. Công trình đã được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các công trình thi công thuộc dự án khu chế xuất, khu công nghiệp có quy hoạch 1/ 500. Với điều kiện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định theo Luật này.
- Nhà ở thuộc vào dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị có quy mô dưới 7 tầng. Với tổng diện tích của mặt sàn nhỏ hơn 500m2 có quy hoạch 1/500. Kèm theo đó là phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công trình sửa chữa, lắp đặt thiết bị không làm thay đổi kết cấu chịu lực. Hoặc không làm thay đổi các công năng sử dụng, an toàn công trình.
- Công trình cải tạo,sửa chữa làm thay đổi về kiến trúc ngoài nhưng không tiếp giáp với đô thị. Những công trình đó phải có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Công trình xây dựng khu vực nông thôn chưa có quy hoạch phát triển và quy hoạch thực hiện. Hay nhà ở riêng lẻ trừ nhà ở trong khu di tích lịch sử, khu bảo tồn.
Ngoài các điều ở khoản 2 được nêu trên thì những trường hợp khác phải có giấy phép xây dựng. Chủ đầu tư nên chú ý để làm theo đúng quy định của pháp luật đưa ra.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt 1/500
Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500 được nhà nước quy định như sau:
- Bộ xây dựng: Có trách nhiệm xem xét phê duyệt bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500. Với các dự án trong thẩm quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ.
- UBND cấp tỉnh: Phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 với các dự án cấp phép của UBND tỉnh.
- UBND huyện: Phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Với các đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn hay quy hoạch chi tiết xây dựng.
Với những thông tin bổ ích bên trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về quy hoạch 1/ 500. Cũng như ý nghĩa về bản đồ chi tiết tỉ lệ 1:500 để bạn nắm rõ hơn khi thiết kế dự án. Hy vọng qua bài viết giúp chủ đầu tư thực hiện lập quy hoạch đơn giản và nhanh chóng