Kỹ Thuật

Bảng tính toán kiểm tra sàn bê tông cốt thép

Bảng tính toán kiểm tra sàn bê tông cốt thép

Để kiếm tra sàn bê tông cốt thép bạn có thường xuyên áp dụng các công thức để tính toán không ? Từ các công trình xây nhà dân đến công trình xây tòa nhà chung cư hay trung tâm thương mại thì việc lưu ý các công thức tính kiểm tra sàn bê tông cốt thép là hết sức quan trọng.

Bài viết này xây dựng NND chia sẻ các bạn bảng tính toán kiểm tra sàn bê tông cốt thép để bạn tham khảo:

bang-tinh-kiem-tra-san-be-tong-cot-thep

Ảnh từ bảng tính

Các bạn có thể xem chi tiết và tải bảng tính tại đây: Bảng tính kiểm tra sàn bê tông cốt thép

Để có chất lượng bê tông cốt thép tốt thì việc kiểm tra chất lượng bê tông ngay từ khi chuẩn bị sử dụng và quá trình hoàn thiện hết sức quan trọng, cụ thể với kinh nghiệm có được từ năm qua và kiến thức khoa học chúng tôi chia sẻ cùng các bạn check chất lượng bê tông chi tiết hơn.

Thứ 1. Trước khi trộn bê tông, cần kiểm tra cấp phối xem có đạt yêu cầu không, có 2 cách để xây dựng cấp phối:
– Cách 1: thí nghiệm. Nghĩa là đơn vị bê tông sẽ thí nghiệm sao cho bê tông mẫu thử đạt yêu cầu. Sau đó lấy cấp phối này áp dụng cho công trình của bạn. Cách này rất hiệu quả, nhưng thường áp dụng cho công trình lớn. Công trình nhỏ, thì thường nhà cung cấp bê tông thương phẩm đã có cấp phối sẵn rồi. Chủ nhà chỉ cần yêu cầu họ trình cấp phối, và các tài liệu kèm theo.
– Cách 2: tra định mức thi công, cách này không chính xác bằng cách 1. Khi nhà thầu trình cấp phối, ta có thể dùng Quyển định mức vật tư để kiểm tra cấp phối đầu vào của bê tông.
Nếu như nhà thầu tự trộn bê tông thì cần thêm một công đoạn là biến khối lượng xi măng : cát vàng : đá và nước theo định mức thành các hộc để thuận tiện cho quá trình nạp liệu. Tùy loại máy trộn, mà sẽ chọn loại hộc khác nhau. Ví dụ 1 bao xi: 2 hộc cát: 3 hộc đá. Lưu ý là hộc cát và hộc đá có thể khác nhau.

Thứ 2. Kiểm tra quá trình trộn bê tông:

Nếu nhà thầu tự trộn bê tông thì cần kiểm tra:
– Quá trình nạp liệu có đúng tỷ lệ cấp phối được duyệt không
– Trộn có đúng quy trình không
– Lượng nước có thích hợp không?

Thứ 3. Kiểm tra bê tông trước khi đổ:

– Kiểm tra bằng mắt thường: xem bê tông có bị vón cục, chảy nước, …
– Kiểm tra độ sụt. Bê tông đạt thì mới cho đổ
– Lấy mẫu thí nghiệm

Thứ 4. Quá trình đổ bê tông:

– Giám sát việc dàn đều bê tông
– Giám sát việc đầm bê tông: đầm dùi và đầm bàn
– Kiểm tra xem trong quá trình đổ bê tông, có ván khuôn nào bị hở, cần khắc phục ngay

Thứ 5. Quá trình bảo dưỡng bê tông: cần đúng quy trình
Thứ 6. Nghiệm thu cấu kiện bê tông:
– Tại hiện trường: xem xét bề mặt, đo kích thước
– Kiểm tra kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông

Xem chi tiết : Mẫu bảng tính cốt thép đài cọc 

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611