Kỹ Thuật

Móng nhà là gì? Những ưu nhược điểm các loại móng trong xây dựng

Móng nhà là gì? Những ưu nhược điểm các loại móng trong xây dựng

Trong hầu hết các công trình xây dựng thì nền tảng móng của công trình tốt hay không tốt sẽ quyết định đến chất lượng công trình một cách tuyệt đối. Để dễ hình dung thi một ngôi nhà móng không tốt sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều những hàng mục khác của công trình.

mong-cong-trinh-xay-dung

Vậy móng công trình xây dựng là gì ? Có bao nhiêu loại móng và những đặc tính từng loại móng này là như thế nào?

Móng nhà , công trình xây dựng là gì?

Móng là bộ phận quan trọng và là bước thi công đầu tiên trong khi xây dựng các công trình. Hiện nay có rất nhiều loại móng như móng cọc, móng băng, móng đơn, móng bè, móng nông và móng sâu.
​Yêu cầu kỹ thuật đối với móng
Móng là bộ phận cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình, nằm ngầm dưới mặt đất. Móng chịu toàn bộ tải trọng của công trình và truyền đều xuống nền móng. Độ sâu của móng so với mặt đất phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tính chất của đất nền (qua kết quả khảo sát)
Độ cao và tải trọng của công trình
Xem bản vẽ mặt cắt cấu tạo móng để biết ưu nhược điểm của các loại móng​
Tùy theo số liệu khảo sát địa chất, hiện trạng của khu đất, lựa chọn loại móng cho phù hợp, đảm bảo độ bền vững, tránh gây ảnh hưởng cho các công trình lân cận. Để hiểu được ưu nhược điểm của các loại móng phải biết yêu cầu kỹ thuật chung của các loại móng này đó là:
Móng phải kiên cố: thiết kế móng phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực (đảm bảo góc truyền lực). Vật liệu làm móng và đất nền làm việc trong tình trạng bình thường: nền móng phải tốt, vật liệu đủ cường độ và có cấu tạo hợp lý.
Móng phải ổn định: sau khi xây dựng công trình, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép, từ 8 đến 10cm, móng không bị trượt, gãy hoặc nứt.
Móng phải bền lâu: yêu cầu là móng phải bền vững trong suốt quá trình sử dụng đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá ưu nhược điểm của các loại móng. Lớp bảo vệ móng, độ sâu chon móng, vật liệu làm móng phải có khả năng chống lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước mặn và các tác hại xâm thực khác.
Đảm bảo yêu cầu kinh tế: Thông thường giá thành móng chiếm 8-10% giá thành công trình. Nếu có tầng hầm thì chiếm 12-15% giá thành. Do đó phải chọn hình thức và vật liệu làm móng cho phù hợp với điều kiện làm việc, đảm bảo các yêu cầu trên, tránh lãng phí.
Móng là bộ phận được chon sâu dưới đất, nếu sau khi xây dựng xong mới phát hiện ra cường độ và tính ổn định của móng không đảm bảo sẽ khó sửa chữa. Vì vậy để đánh giá ưu nhược điểm của các loại móng qua yêu cầu kỹ thuật đối với móng có đạt được các tiêu chí này hay không.

mong-cong-trinh-xay-dung-1

Tìm hiểu móng băng công trình

Ưu nhược điểm của các loại móng băng
Móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng dưới cột còn gọi là móng dầm. Dầm có thể có sườn trên hoặc sườn dưới. Móng bang dưới cột tạo thành một vành đại lien kết các chân cột. Móng loại này phải làm bằng BTCT (móng mềm). Móng bang gồm móng bang một phương và móng bang hai phương, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.
Cần biết ưu nhược điểm của các loại móng băng trước khi thi công xây dựng​
Ưu điểm của móng băng:
Tác dụng chủ yếu là đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới (trong trường hợp tâm của tải trọng bên trên trùng với tâm trọng lực của móng băng).
Giảm áp lực đáy móng
Trong trường hợp không dùng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết
Mong bang lún đều nên đây là ưu điểm của móng băng chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột
Móng băng áp dụng cho các trường hợp nền xấu, những công trình không quá lớn.
Nhược điểm của móng băng:
Như các bạn đã biết, móng băng thuộc loại móng nông, có chiều sâu chon móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng kém (chịu mô men là lực ngang).
Ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn, trừ khi lớp đất đá gốc gân mặt đất nên sức chịu tải của nền móng là không cao, chỉ thường sử dụng cho các công trình có quy mô nhỏ.
Trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công.
Trong trường hợp thi công trên nền đất địa chất đất bùn yếu, địa chất không ổn định thì tốt hơn nên chọn phương án móng cọc thay thế. Vì vậy trước khi bắt tay vào công đoạn làm móng bạn cần nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của các loại móng để biết nên chọn phương án làm móng nào.
Ưu nhược điểm của các loại móng cọc
Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng khá lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Căn cứ vào đặc tính làm việc của móng cọc trong đất, chia móng làm 2 loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.
Đối với móng cọc chống: dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá). Cọc được đóng tới lớp đất rắn và truyền tải trọng vào đó. Nền móng cọc không chống bị lún hoặc lún đều trong phạm vi cho phép.
Móng cọc ma sát: trường hợp lớp đất rắn quá sâu, người ta dùng cọc ma sát thay cho cọc chống. Cọc ma sát truyền tải trọng vào đất thông qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.
Tư vấn ưu nhược điểm của các loại móng cọc​
Phân loại móng cọc dựa vào vật liệu làm cọc thì có 2 loại móng cọc dùng tre gỗ và móng cọc bê tông. Vậy ưu nhược điểm của các loại móng là gì?

mong-cong-trinh-xay-dung-2
Đối với móng cọc dùng tre, gỗ vì dễ sản xuất và thi công. Nhưng không để đầu cọc nhô lên trên mực nước ngầm thấp nhất để tránh hiện tượng cọc bị mục.
Ngoài ra còn có móng cọc bê tông dùng cho công trình chịu tải trọng lớn và độ bền vững cao, không phụ thuộc vào mực nước ngầm nên những nơi mực nước ngầm chênh lệch nhiều người ta dùng cọc bê tông.Ưu điểm của móng cọc là:
Móng cọc cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông 30-40% do đó giá thành của móng hạ được 35%.
Độ tin cậy và tuổi thọ công trình cao
Áp dụng phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc bê tông cốt thép cổ điển
Momen uốn nứt lớn vì vậy có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn
Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc cổ điển do được ứng lục trước
Nhược điểm của móng cọc là:
Chiều sâu thi công chỉ đạt trung bình, thông thường từ 10 đến 60m
Tiết diện trung bình thông thường từ 20*20 đến 45*45 cho cọc vuông và d25-d70 cho cọc tròn
Sử dụng công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình, thông thường từ 40T-400T/1 cọc.
Ưu nhược điểm của các loại móng đơn
Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn thường nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình vuông hay hình tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Nếu dùng được móng đơn thì tiết kiệm nhất. Việc lựa chọn loại móng nào cho phù hợp với gia đình mình thì cần phải biết ưu nhược điểm của các loại móng, biết được nền đất nơi định xây dựng có tốt hay không,…
Cần biết ưu nhược điểm của các loại móng đơn trước khi lựa chọn loại móng cho gia đình mình​
Ưu điểm của móng đơn: Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là tiết kiệm chi phí. Móng đơn hay còn gọi là móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột. Trong xây dựng nhà biệt thự thì móng đơn nằm dưới cột trụ.
Nhược điểm của móng đơn: Thông thường móng đơn được dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp,… khi gặp trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng ta phải đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Đây là một trong những nhược điểm của móng đơn. Chính vì thế móng đơn chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm.
Ưu nhược điểm của các loại móng bè
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện. Móng bè là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún lệch lún không đều.
Ưu nhược điểm của các loại móng bè để biết nên thi công móng như thế nào​
Ưu điểm của móng bè:
Thích hợp với công trình có các lớp địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.
Do chiều sâu chôn móng nông nền phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp, vì thế thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ
Tốt nhất công trình được xây dựng tại khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.
Nhược điểm của móng bè:
Móng bè rất dễ bị lún không đều, lún lệch do các lớp địa chất bên dưới không phải là hằng số (chiều dầ lớp đất thay đổi tại các vị trí lỗ khoan); khi đã xẩy ra lún lệch, hệ kết cấu gần như không thể trở về vị trí ban đầu do nền đất có momen đàn hồi kém, cứ như vậy theo thời gian các vết nứt bắt đầu xuất hiện, dẫn đến việc tuổi thọ công trình giảm. Đặc biệt là đối với công trình chung cư nó ảnh hưởng đến phương án kinh doanh.
Không phải địa chất, địa hình nào cũng áp dụng được
Do chiều sâu đặt móng bè nông nên có thể xảy ra một số vấn đề như độ ổn định do các tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, luc lụt không cao. Ảnh hưởng tới nền móng kết cấu của các công trình lân cận. Rất nguy hiểm khi các công trình kề cận triển khai thi công hố móng, do hình thành cung trượt dẫn đến sạt lở hố móng (tương tự như đất nền bị nén ở trạng thái nở hông). Vì vậy trước khi bất tay vào thi công xây dựng, chủ đầu tư cần nghiên cứu ưu nhược điểm của các loại móng hoặc nhờ tới sự tư vấn của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc lựa chọn loại móng phù hợp với nền đất của từng gia đình.
Ưu nhược điểm của các loại móng nông
Móng nông là những móng được thi công trong hố đào trần có chiều sâu h<6m, chiều sâu h có thể được tính từ mặt đất hoặc mặt nền tự nhiên đến đáy móng, khi tính toán bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên.
Ưu điểm của móng nông là: Móng nông có dạng kết cấu đơn giản, với móng mổ trụ cầu thường chọn hình chữ nhật hoặc vuông, biện pháp thi công tương đối dễ dàng và thường có chi phí rẻ
Nhược điểm của móng nông: do chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng nông kém (chịu mô men và lực ngang). Ở các lớp đất phía trên có sức chịu tải không lớn (trừ khi lớp đs gốc đặt gần mặt đất) nên sức chịu tải nền đất là không cao nên móng chỉ chịu được tải trọng công trình nhỏ. Trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công.
Ưu nhược điểm của các loại móng sâu
Phân loại các loại móng theo chiều sâu đặt móng trong xây dựng thì sẽ có loại móng nông và móng sâu. Móng sâu là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Móng cọc, móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép thuộc loại móng sâu.
Dựa vào ưu nhược điểm của các loại móng sâu để lựa chọn loại móng khi thi công​
Ưu điểm của móng sâu: ngược lại với móng nông, thì móng sâu được chôn ở sâu nên độ ổn định về lật, trược của móng sâu lớn và cũng do được chôn ở độ sâu lớn nên chịu được tải trọng công trình lớn.
Nhược điểm của móng sâu: Đòi hỏi có biện pháp thi công phức tạp nên dẫn tới chi phí thi công lớn.

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức liên quan đến các loại móng trong các công trình xây dựng, Các bạn đang chuẩn bị xây nhà hay xây dựng các công trình nhà xưởng, công trình dân dụng khác cần tìm hiểu kỹ lượng hoặc có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611