Trong lĩnh vực xây dựng thì bạn không thể thiếu hay không thể không nhắc tới công việc thi công ốp lát gạch tại tường hay nền của công trình xây dựng, sửa chữa hay cải tạo. Nhìn qua hay nghe qua thì công việc tưởng chừng như cũng thật đơn giản thôi nhưng cũng cần đòi hỏi về kỹ thuật tương đối cẩn thận từ người thợ để tạo nên những bức tường đẹp nhất chất lượng nhất.
Trong bài viết này xây dựng NND chia sẻ các bạn những chi tiết hay những yếu tố kỹ thuật để các bạn có những lưu ý khi thi công công trình:
Đầu tiên đó là việc việc lựa chọn màu sắc, bạn có thể căn cứ vào những yếu tố xung quanh như: yếu tố phong thủy, diện tích, màu gạch lát nền, màu trần nhà và diện tích căn phòng để mang đến không gian hoàn hảo, hiệu quả cao cho ngôi nhà. Nếu nhà có diện tích nhỏ thì bạn nên chọn gạch ốp tường màu sáng để giúp căn phòng rộng rãi thoải mái hơn nhờ màu gạch
Chọn loại gạch phù hợp với từng không gian và từng kiểu kiến trúc. Ví dụ như không gian phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh sẽ lựa chọn loại gạch phù hợp khác nhau cũng như kiến trúc hiện đại, cổ điển, cổ điển cũng sẽ có sự lựa chọn gạch khác nhau nhưng cách ốp gạch trên tường ở các không gian không khác nhau nhiều. Và đương nhiên bạn có thể chọn ốp tường trong một không gian nhất định như chỉ ốp ở không gian phòng khách thì bạn có thể áp dụng cách ốp gạch tường phòng khách bằng những điều chúng tôi cung cấp.
Chọn gạch ốp tường lưu ý đến những vấn đề phong thủy, chọn màu sắc phù hợp với mệnh của gia chủ.
Kỹ thuật ốp gạch trên tường đúng kỹ thuật và đơn giản nhất là như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu cần thiết
Hướng dẫn cách ốp gạch trên tường tại nhà với sự chuẩn bị kỹ càng của các loại vật liệu
Hãy ghé cử hàng bán vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất để có thể chọn mua những loại gạch dá mà bạn thích như là gạch men ceramic, đá granite, gạch men ốp tường, đá marble, đá tự nhiên ốp tường, …Gạch đá phải đúng với chất lượng, đúng với quy cách không bị nứt nẻ giữ được đường nét hoa văn, đó là cách ốp gạch trên tường có sự chuẩn bị tốt và đam bảo chất lượng khi thi công.
Dụng cụ thi công đó bao gồm bay, nivô hay xô chứa vữa, giẻ sạch hay xốp để vệ sinh gạch, thước, dao cắt gạch, dây căn, …
Vữa ốp gạch thường hay dùng là vữa hồ dầu hay còn gọi là keo dán đá gạch. Vữa hồ dầu được pha trộn cùng với xi măng nguyên chất trộn với nước, ta cũng có thể pha trộn 5% hồ vôi so với thể tích của xi măng để tạo nên độ dẽo của vữa ốp.
Gạt bỏ đi những chỗ lồi lõm ở trên mặt tường cần ốp gạch đá, cho thêm vữa vào ở những chỗ lõm để đảm bảo cho bề mặt ốp bằng phẳng.
Kiểm tra lại cao độ nền nhà, độ phẳng của tường cần ốp lát, sửa lại bằng cách trét vữa xi măng.
Trước khi ốp phải trát một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 theo thể tích. Các viên gạch loại nhỏ gắn trực tiếp lên tường, nếu nặng hơn phải có móc sắt để neo vào tường.Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch ốp chặt vào tường, mạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ. Khi ốp thì ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được 3 đến 4 viên thì dùng thước tầm để kiểm tra nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng. Trước khi ốp cả hàng phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cữ cho cả hàng ngang để cách ốp gạch trên tường đạt hiệu quả. Ôp xong cả mạch thì phải hoà nước xi măng lau mạch. Sau khi ốp xong phải nương nhẹ mặt ốp khoảng 10 ngày cho mặt ốp thật rắn, lấy khăn lau bóng mặt, dùng thanh tre vót bẹt lấy cật để cào những vết vữa bám trên tường.
Xem thêm: Vật liệu xây dựng
Bước 2: Căn chỉnh lề tường ốp gạch
Căn chỉnh lề tường ốp gạch để giúp cho mặt phẳng được cân đối
Đây là bước rất quan trọng để cách ốp gạch trên tường này không bị lỗi về tính thẩm mĩ. Đóng một thanh gỗ ngang thật thẳng để lấy cữ cho mép dưới của gạch. Nếu không bị hạn chế theo chiều cao thì nên để khoảng cách từ mép trên thanh gỗ xuống dưới sàn đúng bằng chiều cao viên gạch. Bắt đầu đo từ mép thanh gỗ lên trên theo chiều cao của từng hàng gạch. Dùng bút chì đánh dấu các đường mạch của gạch sao cho cân đối.
Dùng thước li-vô để căn đường ngang và dùng dây dọi để căn đường dọc. Bằng cách đánh dấu trước ta có thể tính toán được luôn số gạch tiêu hao. Trường hợp những vị trí ở rìa nếu lớn hơn nửa viên thì được tính là một viên.
Bước 3: Trát vữa hay dùng keo dán gạch trên tường
Keo dán gạch là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi để ốp gạch trên tường
Trát vữa lên tường theo từng mảng rộng khoảng nửa mét vuông, bắt đầu từ điểm được chọn làm nơi xuất phát. Sử dụng lưỡi dao phết hay còn gọi là bay dán gạch có hình lượn sóng để tạo sóng trên vữa. Khi ốp viên đầu tiên, nhấn nhẹ viên gạch cho đến khi vữa bắt đầu trào lên trong khe.
Bước 4: Tiến hành ốp gạch sử dụng ke ốp gạch
Trong cách ốp gạch trên tường tại nhà thì ke ốp gạch là vật liệu không thể thiếu
Đây là bước quan trọng nhất trong cách ốp gạch trên tường mà chúng tôi giới thiệu. Ke mạch thường dùng để định vị trí về khoảng cách ron giữa hai viên gạch ở gần nhau và thường hay có độ dày là 1mm và 1,5mm. ke ốp mạch có chiều dày bằng khoảng cách giữa hai viên gạch, vào góc rồi sau đó ốp những viên tiếp theo.
Hướng dẫn cách ốp gạch trên tường đơn giản và hiệu quả
Khi thi công ốp gạch men hay là ốp đá tự nhiên thì nên ốp từ bên dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa đầy cho hàng đó, khi ốp được từ 3 tới 4 viên thì bạn nên dùng thước tầm để kiểm tra, nếu chưa thẳng hàng hay chưa phẳng thì hãy gõ nhẹ vào thước tầm để tạo nên độ phẳng. Trước khi ốp cả hàng thì phải ốp hàng đứng ở hai bên góc tường làm cũ cho cả hàng ngang.
Các viên gạch hay là các loại đá nhỏ sẽ được gắn trực tiếp lên tường, nếu như nặng hơn thì phải có móc sắt để neo vào tường. Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch được ốp chặt vào tường, mạch gạch thẳng đều, chiều rộng của mạch nhỏ.
Mặt ốp phẳng là điều kiện cần thiết để ốp gạch trên tường
Bước 5: Lau chùi, hoàn thiện tường gạch
Sau khi hoàn thành ốp gạch trên tường xong chúng ta cần vệ sinh bề mặt sạch sẽ
Khi vữa chưa khô lắm thì nên tiến hành lau chùi vữa cùng với dán gạch bám ở trên bề mặt gạch hay là mí ron của gạch.
Khi vữa khô hoàn toàn thì tháo gỡ thanh gỗ. ốp tiếp các viên gạch ở hàng dưới cùng. Nếu như có những chỗ cần phải cắt gạc thì hãy dùng dao cắt gạch để cắt gạch hay là tập hợp hết lại rồi mang đi thuê thợ chuyên nghiệp để tránh cắt vỡ, làm lãng phí gạch.
Một số lưu ý với cách ốp gạch trên tường để mang lại hiệu quả cao nhất cho công trình đó là:
Bố trí và ốp gạch, ốp đá sao cho số lượng gạch đá cần cắt là tối thiểu. Nếu có các cửa sổ thì nên tính toán để những viên cạnh chúng càng nguyên vẹn càng tốt. cách ốp gạch trên tường nếu đúng kỹ thuật và căn chỉnh chuẩn thì sẽ hạn chế được số lượng gạch cần cắt.
Cần chuẩn bị bề mặt cẩn thận: quét sạch bụi và trám kín các lỗ thủng trên tường.
Có thể ốp lên bề mặt gạch cũ, nhưng nhớ tránh cho không bị trùng mạch. Không khuyến khích trường hợp này vì độ bám dính giữa lớp vữa mới và nền gạch cũ không chắc.
Nếu bạn cần khoan bắt vít trên bề mặt gạch, bạn nên dùng băng keo dính dán lại trước khi khoan để tránh bị vỡ.
Khoảng cách giữa các viên gạch thông thường vào khoảng 1 – 2 mm.
Trên đây là những chia sẻ của về kỹ thuật và một phần hướng dẫn liên quan đến công việc thi công ốp lát gạch , hy vọng các bạn sẽ có những hiểu biết một cách cụ thể và chi tiết hơn.
Đối với xây dựng NND thì mỗi một phần việc trong công việc xây dựng đều hết sức quan trọng vì nó đánh giá được uy tín của đơn vị thi công có ổn không do vậy chúng tôi luôn chú ý đến những chi tiết nhỉ nhất. Quý khách hàng nếu cần tư vấn xây dựng hay cải tạo các công trình có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi có tư vấn tốt nhất thông qua các kênh hotline và chat trực tuyến của chúng tôi.