Nội dung chính
Như chúng ta đã biết, tại các thành phố lớn, nhà ống là một thiết kế rất phổ biến. Và khi lựa chọn nhà ống, gia chủ luôn quan tâm đến các giải pháp thông gió cho nhà ống . Vậy tại sao, chúng ta cần phải thông gió cho nhà ống? Hơn nữa, hiện nay có những giải pháp thông gió nào phổ biến nhất, hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Các giải pháp thông gió cho nhà ống rất cần thiết
Rất nhiều người, khi chọn thiết kế nhà ống, họ thường không biết rằng: “Tại sao mình phải quan tâm đến vấn đề thông gió nhà ông?”. Thực tế, khi được trải nghiệm không gian sống trong nhà ống, bạn chắc chắn có thể giải đáp được câu hỏi này.
Nhà ống luôn được mọi người chú ý bởi những mẫu thiết kế đẹp, độc đáo. Thế nhưng, thực tế, mẫu nhà này chỉ phổ biến tại thành phố, còn tại các vùng quê thì không. Vì trên thành phố, diện tích mặt tiền rất hạn chế.
Cho nên, họ không có lựa chọn nào phù hợp hơn nhà ống. Tuy nhiên, nhà ống lại luôn đem đến không gian khá bí bách, ngột ngạt và thiếu sự thông thoáng. Chính vì thế, các gia đình thường phải dùng quạt và điều hòa để không gian sống trở nên thoáng mát hơn.
Tất nhiên, việc sử dụng quá nhiều quạt và điều hòa sẽ rất tốn điện. Vậy tại sao, thay vì việc đó, bạn không lựa chọn các giải pháp thông gió cho nhà ống? Cụ thể, các giải pháp này sẽ giúp bạn đón gió cùng ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Như vậy, bạn không chỉ tiết kiệm điện năng. Mà hơn thế, nhà ống cũng thông thoáng hơn, tránh được hiện tượng ẩm mốc. Dĩ nhiên, lúc này bạn hoàn toàn có thể có được một không gian sống trong lành, sạch sẽ.
Bật mí 3 giải pháp thông gió cho nhà ống tốt nhất hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà ống. Do đó, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn những cách phù hợp nhất với điều kiện của mình. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 giải pháp thông gió tự nhiên tốt nhất:
Thông gió nhà ống bằng cách bố trí cửa ra vào hợp lý
Trên thực tế, thiết kế cửa ra vào luôn là cách tốt nhất để thông gió cho nhà ống. Tất nhiên, chúng ta phải thiết kế hợp lý nhất, thì không khí mới có thể dễ dàng lưu thông được. Bố trí cửa ra vào tốt, bạn sẽ giúp tăng khả năng lưu thông giữa không gian bên trong với bên ngoài. Để làm được điều đó, bạn nên thiết kế cửa trước và cửa sau của nhà ống lệch nhau. Muốn không khí lưu thông tuần hoàn, bạn cần không nên để 2 cửa đối diện nhau.
Ngoài ra, cửa hút gió trong nhà cần được đặt ở nơi đón gió. Còn với cửa thoát gió, chúng ta nên đặt ở cuối hướng gió và để ở vị trí cao hơn phòng. Tuyệt đối không để cửa hút gió và thoát ở cùng một phía vì gió sẽ không lưu thông được. Nếu nhà của bạn sát nhà hàng xóm ở 2 bên và cả phía sau, hãy để lại khoảng diện tích nhỏ ( ít nhất 60cm) để mở cửa thoát gió nhé!
Thiết kế giếng trời cho nhà ống
Giếng trời – một trong những giải pháp thông gió cực kỳ hiệu quả cho nhà ống. Nếu không thể thiết kế cửa sau thì giếng trời chính là giải pháp thay thế tốt nhất. Thế nhưng, khi lựa chọn giếng trời để thông gió, bạn cần mở thêm cửa. Có thể một trong 3 kiểu sau:
- Cửa mặt tiền
- Cửa mặt sau
- Cửa bên hông
Như vậy, gió có thể lùa vào từ một trong các cửa đó và thoát ra bằng cửa sổ ở trên mái giếng trời. Đặc biệt, giếng trời không chỉ là thiết kế giúp nhà ống thông gió. Hơn thế, nó còn giúp chúng ta bố trí tiểu cảnh cho nhà ống. Cụ thể, giếng trời sẽ giúp bạn mang cả màu xanh tươi mát bên ngoài vào nhà.
Với những thiết kế nhà ống ngắn, gia chủ chỉ cần bố trí một giếng trời. Còn với nhà ống dài, bạn nên thiết kế 2 giếng trời. Một cái sẽ ở khoảng giữa nhà, một cái sẽ ở cuối nhà. Lúc đó, một cái đóng vai trò đón gió, cái còn lại sẽ là nơi thoát gió. Hãy thử tham khảo cách này cho ngôi nhà thân yêu của bạn nhé!
Thiết kế khoảng thông thoáng giữa các phòng
Trong nhà ống, chúng ta thường thiết kế khá nhiều phòng. Để tăng khả năng thông gió cho nhà thì bạn cần thiết kế khoảng thông nhau cho các phòng. Đồng thời, mở thêm cửa ở bề mặt để tạo nên các trục lưu thông không khí cho mọi không gian với nhau. Như vậy, không khí có thể xuyên suốt từ phòng này sang phòng khác. Và nhà ống cũng trở nên thoáng mát, không còn ngột ngạt, bí bách nữa.
Vậy qua bài viết này, bạn đã biết giải pháp thông gió cho nhà ống rồi chứ? Bạn thấy cách nào phù hợp nhất với ngôi nhà của mình? Hãy nhanh tay thiết kế các giải pháp này để tạo nên không gian sống tuyệt vời nhất nhé!