Nội dung chính
Bạn đang lên ý tưởng thiết kế cho mình một ngôi nhà được lợp bằng mái ngói. Nhưng lại không biết độ dốc mái ngói là bao nhiêu? Cách tính độ dốc mái như thế nào và khi lợp nhà bằng mái ngói thì chất liệu nào tốt và phù hợp nhất. Đừng quá lo lắng, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mà bạn đã thắc mắc từ lâu. Hãy cùng khám phá ngay thôi nào!
Những điều cần biết về độ dốc mái ngói
Mái dốc là gì?
Mái dốc là mái được thiết kế với độ nghiêng nhất định, thông thường tiêu chuẩn đặt ra là không vượt quá 8%. Mái càng dốc (độ nghiêng càng lớn) thì thoát nước càng nhanh nhưng lại tốn khá nhiều nguyên vật liệu. Độ dốc của mái cũng phụ thuộc nhiều vào diện tích không gian hay nguyên vật liệu lợp mái,…
Độ dốc mái ngói tối thiểu
Mái ngói cũng được chia ra làm rất nhiều loại, tùy thuộc bạn sử dụng loại mái ngói nào mà sẽ có độ dốc khác nhau:
- Đối với các loại mái ngói âm – dương: Loại mái này có độ dốc ở mức 25° (40%)
- Đối với các loại ngói mày, ngói xi măng: Độ dốc của mái thường lấy 45% – 75%
- Đối với các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc: Mái có độ dốc 35 – 60° (70 – 200%)
Cách tính độ dốc mái ngói
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc vì sao những người thiết kế và xây dựng có thể tạo một căn nhà với độ dốc mái ngói đạt chuẩn, hoàn hảo. Thật ra là đều có công thức cả, mỗi khi thiết một căn nhà, các nhà xây dựng luôn tính toán làm sao cho phù hợp với căn nhà và nguyên liệu lợp mái. Sau đây sẽ là một số cách tính đơn giản bạn hiểu thêm về cách tính của độ dốc mái.
Độ dốc i
Độ dốc mái ngói i là thuật ngữ khá quen thuộc với những người thiết kế nhà ở hay người xây dựng. Công thức tính của độ dốc i được sử rất phổ biến vì công thức dễ hiểu và cách tính không gây quá nhiều khó khăn.
Công thức của độ dốc i như sau:
- I% = (H/L)*100% = arctan (∝)
- M = tan (∝)
Ví dụ: H = 10; L = 100 => Độ dốc I% = 10%
M = tan (∝) = 0,67 => Hệ số mái ∝ = 33°
Độ dốc m
Bên cạnh thuật ngữ độ dốc mái ngói i chúng ta còn có thuật ngữ độ dốc mái ngói m. Độ dốc m thường được các bác thợ xây tính theo công thức M = H/2L
Ví dụ: Đầu hồi cao H = 3m, khấu độ của mái L = 4m
=> M = 3/(2*4) = 0.75 tương đương với độ dốc mái là 75%
Công thức tính độ dốc m được cho là công thức khá đơn giản, những người không có nhiều kinh nghiệm trong ngành thiết kế nhà ở và xây dựng vẫn có thể hiểu và tính một cách bình thường.
Cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm
Ngoài cách tính độ dốc mái i và độ dốc mái m, chúng ta còn cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm. Ví dụ: Nếu khấu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao đỉnh mái là 3m thì I% = 3/4 *100% = 75%.
Một số loại ngói lợp nhà tốt
Các loại ngói hiện nay được làm chất liệu chủ yếu từ đất nung, đây được cho là chất liệu mang tính cốt lõi. Được sản xuất với công nghệ tiên tiến cùng với dàn nhân công được đào tạo công phu, bài bản.
Quá trình nung sẽ giúp cho mái ngói có trọng lượng nhẹ khi lợp mái mà còn có độ bền cao, chịu được tác động khắc nghiệt của thiên nhiên. Bên cạnh đó, ngói lợp nhà còn có khả năng co giãn theo thời tiết tránh được tình trạng quá nhà quá nóng hay quá lạnh giúp nhà bạn thoáng mát hơn trong những ngày hè oi bức.
Ngói đất nung
Ngói lợp nhà đất nung là loại ngói truyền thống được làm từ đất sét, sản phẩm là những tấm gạch nhỏ sau khi trải qua nhiều công đoạn thiết kế, sản xuất khác nhau. Ngói đất nung được sử dụng khá là phổ biến đặc biệt trong các công trình mang đậm tính chất lịch sử hay những kiến trúc cổ xưa.
Giai đoạn tạo ra ngói đất nung:
- Bước đầu tiên là bước trộn đất sét và tạo hình cho những mẫu gạch. Các mẫu gạch sẽ được phân loại thành những tên khác nhau phụ thuộc vào hình dạng và vị trí sử dụng sản phẩm cuối cùng.
- Sau bước tạo hình, các mẫu gạch sẽ được đem đi nung dưới nhiệt độ từ 1000 – 1500 độ C. Các sản phẩm mới ra lò sẽ được gọi là ngói mộc, loại ngói này sau khi nung sẽ có hình dạng vô cùng rắn chắc, có độ hút ẩm khá cao.
- Ngói mộc sẽ được đem đi sấy khô sau đó đem vào sử dụng.
Mẫu gạch ngói này được phân ra làm hai loại: Ngói đất nung tráng men và ngói đất nung không tráng men.
Ngói đất nung tráng men
Sau khi được tạo hình và đem đi nung ở nhiệt độ cao. Các loại ngói đất nung sẽ được tráng, phủ một lớp men gốm thông thường người ta gọi đó là ngói đất nung tráng men.
Ngói tráng men được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào hình dạng và kích thước:
- Ngói lưu ly: Các loại ngói âm dương, trích thủy, ống, câu đầu nếu được tráng men thanh lưu ly hay bích lưu ly đều được gọi là ngói lưu ly.
- Ngói vỏ quế: Loại ngói này nhỏ và được tráng một lớp men gốm mỏng, không có chuôi dài như ngói lưu ly.
Ngói tráng men thuộc dòng ngói nung nên độ bền có độ bền khá cao, chỉ số tải trọng uốn gãy khá lớn. Tuổi thọ trung bình của các loại mái ngói tráng men thường trên 30 năm.
Ngói composite
Ngói composite là loại ngói được thiết kế, sản xuất với thành phần nguyên liệu chính là Composite nền xi măng. Dòng nói này có hệ số giãn nở vì nhiệt tốt phù hợp với vùng đất có khí hậu nhiệt đới. Được sử dụng chủ yếu để lợp trên các căn biệt thự, nhà vườn, nhà hàng,…
Thông số thiết kế:
- Kích thước 424mm х 303mm
- Độ bền uốn > 1500N
- Trọng lượng trung bình 3.2 kg/unit, trong lương 29 kg/m2
Được thiết kế từ composite nền xi măng gia cường bằng sợi kuralon nên có trọng lượng khá nhẹ, chỉ bằng 60% trọng lượng của các loại ngói thông thường khác. Đặc biệt, khả năng chống va đập cao hơn các sản phẩm cùng loại tới 16 lần. Chính vì thế, đây là loại ngói được khách hàng sử dụng khá nhiều vì cảm giác thoải mái, không lo lắng sự nứt vỡ, hư hại khi có sự thay đổi nhiệt.
Ngói trang trí
Ngói trang trí được sản xuất với kích thước nhỏ, được tráng men hay không tráng men. Có tác dụng dùng để trang trí hay dán trên các mái đã được đúc sẵn chứ không được dùng để lợp mái nhà như các loại mái thông dụng khác.
Ngói Ardoise
Ngói Ardoise hay còn được gọi với một cái tên phổ biến khác là ngói Ác – đoa có nguồn gốc từ Pháp. Được khai thác từ đá trầm tích nên các loại gạch này thường có màu đen như than đá. Chúng được thiết kế với hình dạng vảy cá hoặc hình chữ nhật được vẽ lên các chi tiết nhỏ, mang đậm nét đặc trưng của nước Pháp.
Được du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp đánh chiếm vào Việt Nam, thực dân Pháp sử dụng loại ngói này để lợp các công trình kiến trúc mà họ xây dựng vì có khả năng chống chịu cao (tránh được sự chống phá, phá hoại từ người Việt Nam) và tính thẩm mỹ.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về độ dốc mái ngói cũng như cách tính đơn giản dành cho những ai muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Bên cạnh đó cũng là những chia sẻ về những loại mái ngói được sử dụng phổ biến.
Rất mong với những kiến thức lợi ích trên đã góp phần giải đáp được những thắc mắc của bạn và giúp bạn tìm hiểu thêm được những kinh nghiệm trong việc tính toán độ dốc mái và lựa chọn mái nhà sao cho phù hợp nhất!