Nội dung chính
Khi thi công nhà ở, ngoài những hạng mục chủ chốt như móng, mái, tường nhà,… cần đặc biệt được quan tâm và đòi hỏi độ chính xác cao. Một số hạng mục nhỏ như nền, cửa, lát sàn, viền nền, ô văng,… cũng đóng vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn đọc những vấn đề liên quan tới ô văng như đặc điểm, quy trình lắp đặt và một số mẫu cửa đẹp nhất hiện nay
Ô văng là gì?
Ô văng là một trong những bộ phận không thể thiếu trong mỗi thiết kế nhà hiện nay. Có thể hiểu đơn giản ô văng là một cấu kiện, có thể xây hoặc lắp trực tiếp vào phía trên mỗi lanh tô cửa sổ.
Thông thường sẽ nhô ra khoảng 40-50cm tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt thì nó phụ thuộc vào chiều dài chiều rộng của khung cửa sổ để thiết kế cho phù hợp. Tác dụng chính của nó là che mưa che nắng, hiện nay ở một số kiến trúc hiện đại thì nó còn có tác dụng thẩm mỹ, làm điểm nhấn thú vị cho khung cửa sổ và ngôi nhà.
Hiện nay, hầu hết các bộ phận cấu thành ngôi nhà được làm đa số từ xi măng, sắt thép. Ô văng thường sẽ được đúc riêng lẻ, hoặc đội thi công làm hoặc thuê riêng đội ngũ chuyên môn chuyên làm ô văng để thiết kế. Sau khi đúc phải chờ tới khi nó đạt đủ các tiêu chí an toàn, đảm bảo về khả năng chịu lực thì mới tiến hành lắp vào các khung cửa.
Đặc điểm của tấm ô văng
Ở các vùng nhiệt đới (trong đó có Việt Nam) chắc chắn không còn xa lạ gì với những thiết kế ô văng. Ô văng hay được kết hợp cùng với lanh tô để tải trọng và việc có nhiều cửa sổ sẽ làm ngôi nhà thoáng và đón được nhiều gió tự nhiên. Để tránh tình trạng chất lượng kém dẫn đến rơi, sập, những sự cố ngoài ý muốn thì ô văng cần được thiết kế theo đúng quy chuẩn.
Một số loại ô văng cửa sổ thường gặp
Tùy vào từng ngôi nhà, thiết kế bên ngoài lẫn bài trí bên trong nội thất sẽ có những kiểu ô văng phù hợp. Để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất thì hiện nay ô văng thương được đặt làm riêng cho mỗi công trình vì thực tế thì không có khung cửa sổ nào là giống nhau. Để tránh những sai sót hoặc làm xong không phù hợp thì bạn có thể tham khảo 3 loại ô văng thường được sử dụng nhất dưới đây:
Ô văng cho cửa sổ hình chữ nhật
Thuộc loại có lịch sử lâu đời nhất, từ xa xưa đã được ông cha ta ứng dụng cho các khung cửa sổ của gia đình. Với lối thiết kế đơn giản, dễ dàng thi công cũng dễ lắp đặt. Ngày xưa khi còn sử dụng thuần chỉ xi măng không thì những người có tay nghề cao có thể còn xây và tạo hình trực tiếp trên tường luôn. Giúp tiết kiệm chi phí, không cần thuê đội thi công riêng, phù hợp với nhà có kết cấu đơn giản.
Tuy nhiên hiệu quả che mưa nắng thường không được tốt, vì ô văng hình chữ nhật được thiết kế với hình dạng thuôn dài. Vì thế chiều rộng nó không đủ để che mưa nắng nhiều, phù hợp để thẩm mỹ hơn.
Ô văng dạng mái chèo
Vừa đơn vừa có phát huy tốt công dụng che mưa nắng, thường các nhà mặt phố hoặc xung quanh trống rộng sẽ chọn thiết kế dạng mái chèo. Vì xung quanh không có nhà liền kề sát vách hoặc san sát nhau thì khi trời mưa gió, nắng gắt sẽ dễ bị tác động vào cửa sổ nếu dùng thiết kế ô văng thì chữ nhật.
Về lâu dài sẽ hỏng, không bền màu sơn, màu gỗ hoặc làm gỉ các thanh cửa sổ làm bằng sắt,… Không bị quá đơn giản và nhàm chán, có nhấn nhá bằng những viên gạch nhỏ hoặc gạch hình vảy cá trên mái ô văng để làm điểm nhấn.
Ô văng hoa văn
Kiểu ô văng này hiện nay đang được nhiều người ưa thích vì tính thẩm mỹ nó mang lại rất cao. Phù hợp với những thiết kế nhà biệt phủ, biệt thự sân vườn,… những thiết kế này đòi hỏi sự tinh xảo, tỉ mỉ từng chi tiết để sao cho cân xứng và hoàn hảo nhất. Với những đường nét cong mềm mại không bị cứng, khô khan như hai thiết kế trên sẽ tạo cảm giác thoải mái và ưa mắt hơn khi nhìn.
Thiết kế này công dụng che mưa nắng cũng không tốt lắm, nhưng bù lại mặt thẩm mỹ lại rất tốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý thiết kế các khung cửa sổ làm bằng kính, thủy tinh trong hoặc các chất liệu cao cấp để về lâu dài tránh bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường.
Ứng dụng mái ô văng cũng rất kén nhà, thường các gia đình biệt phủ sẽ thuê đội thiết kế riêng, xem xét kết cấu nhà, kết cấu mái, kết cấu cửa để đưa ra những mẫu hoa văn phù hợp nhất, cân xứng nhất với ngôi nhà.
Quy định về việc xây dựng ô văng cửa sổ
Nếu bạn không biết thì việc xây dựng ô văng cũng phải tuân theo một số quy định của nhà nước. Năm 2008 điều luật về xây dựng ô văng được quy định tại bộ xây dựng như sau:
- Độ vươn đạt mức tối đa của ban công, ô văng, mái đua, … sẽ được phép rơi vào khoảng từ 0,9m – 1,4m. Ngoài ra thì phải nhỏ hơn chiều rộng của vỉa hè tối thiểu là 1,0m. Đảm bảo các quy định về mức độ an toàn mạng lưới điện, lối đi của cộng đồng cũng như thủ tục quy định khi xây dựng công trình.
- Vị trí, độ cao và độ vươn của ô văng hoặc ban công cũng cần được thống nhất hoặc tạo được sự phù hợp trong tổng thể hình thức công trình như thế sẽ tạo được không gian đẹp phù hợp với cảnh quan, kiến trúc xung quanh.
- Những gia đình xây dựng công trình gần đường đi, phần ô văng cửa sổ, mái hè được nhà nước đặc biệt khuyến khích xây dựng. Giúp phục vụ vấn đề công cộng cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người đi bộ. Tuy nhiên việc xây dựng vẫn cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Cần thiết kế đồng bộ hết cho cả dãy phố hoặc một cụm, khu nhà nhất định để đảm bảo tối đa giá trị thẩm mỹ cảnh quan.
- Đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy chặt chẽ.
- Ô văng phải được đặt cách với mặt vỉa hè khoảng 3,5m để đảm bảo thẩm mỹ cũng như tránh lấn chiếm cảnh quan đô thị.
- Bên dưới mái hè phố tuyệt đối, nghiêm cấm không được thiết kế thứ gì khác như ban công, sân thượng….nhằm mục đích cá nhân trục lợi.
Xem thêm:
Sổ tay xử lý sự cố công trình – Bạn đồng hành của kỹ sư xây dựng
Kinh nghiệm chọn nhà thầu xây dựng uy tín, chuyên nghiệp hiện nay
Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ
Một quy trình lắp đặt muốn đạt hiệu quả cao và thẩm mỹ thì cần đảm bảo tối thiểu 8 bước cơ bản như sau:
Bước 1: kiểm tra ô văng
Đặc biệt quan trọng ở những khâu đầu tiên là kiểm tra ô văng. Để biết được ô văng đã đủ tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo được đưa vào sử dụng hay chưa. Kiểm tra về hình dáng, thiết kế bên ngoài xem đã cân xứng và vuông vức chưa. Và cần phải đo đạc lại để kiểm tra xem có khớp với kích thước bản vẽ ban đầu không.
Bước 2: Vận chuyển ô văng
Để tránh va đập và sứt mẻ các góc cạnh ô văng thì bạn nên tính toán và lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp. Thường thì những nơi làm dịch vụ thiết kế sẽ có kèm theo dịch vụ giao hàng tận nhà hoặc cho thuê xe chở. Bạn có thể tham khảo để tiết kiệm công sức cũng như đảm bảo chất lượng ô văng.
Bước 3: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo
Một giàn giáo ổn định, chắc chắn sẽ làm quá trình tiến hành lắp đặt ô văng hoàn hảo hơn. Đặc biệt là đảm bảo an toàn bảo hộ lao động cho những người thi công trên đó. Những ngôi nhà quá cao tầng có thể cân nhắc đến hình thức sử dụng máy cẩu để tăng độ chắc chắn khi làm việc ở quá cao.
Bước 4: Làm cây chống đà đỡ mép ngoài ô lăng
Được lắp đặt là nhô ra phía ngoài tường 40-50cm hoặc có thể hơn kém tùy vào thiết kế ngôi nhà và thiết kế ô văng bạn chọn. Vậy nên cần có sự hỗ trợ của các cây chống đỡ trước khi ô văng và phần xi măng có thể gắn kết và khô lại với nhau. Tránh trường hợp bị lệch, bị chảy thậm chí là rơi ô văng xuống khi chưa có sự gắn kết.
Bước 5: Kiểm tra độ cao và độ ngang của mặt bằng sẽ đặt ô văng vào
Hai điểm tiếp xúc với nhau này cũng rất quan trọng. Cả hai phải nhẵn mịn và thẳng tuyệt đối để khi xong không bị lệch, hoặc được phép sai số rất rất nhỏ.
Bước 6: Rải vữa đệm
Trước khi tiến hành lắp vào, ta cần trải một lớp dầu, tiếp theo là một lớp vữa đệm mỏng, giúp làm tăng độ kết dính và chặt hơn khi đặt ô văng vào
Bước 7: Đưa ô văng vào vị trí
Tiến hành đưa ô văng vào vị trí đã trải vữa, bước này cần tỉ mỉ cẩn thận để không làm lớp vữa xê dịch dẫn đến việc bị lệch, bên cao bên thấp
Bước 8: kiểm tra, điều chỉnh lại và đưa cây chống đỡ vào
Sau khi đặt ô văng vào xong, hãy nhìn lại, quan sát một lần nữa các điểm góc cạnh, hai bên lề xem chúng đã thật sự khít với nhau hay chưa, còn kẽ hở dù nhỏ cũng phải tiếp tục làm đầy bằng cách đẩy thêm xi măng vào. Chỉnh lại cho khít và không bị lệch với tường. Cuối cùng là đưa cây chống vào để định hình khuôn.
Các mẫu ô văng cửa sổ đẹp hiện nay
- Ô văng cửa sổ hình chữ nhật
- Mẫu ô văng cửa sổ mái chèo
- Ô văng cửa sổ hiện đại
- Ô văng cửa sổ nửa hình tròn
- Ô văng kiểu kín cửa sổ
- Ô văng cửa sổ kiểu hoa văn
- Ô văng hình chữ L
Thiết kế ô văng với nhiều kiểu dáng mới lạ hiện đang là xu hướng mới cho những ngôi nhà sang trọng, hiện đại. Không chỉ có công dụng che mưa nắng mà nó còn đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ của mỗi người. Những thông tin trên đây hy vọng các bạn đã hiểu được ô văng là gì, cách lắp đặt cũng như những mẫu thiết kế hiện nay đang rất thông dụng và được nhiều người sử dụng nhất.
Nếu bạn đang cần xây nhà trọn gói hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể từ khâu thiết kế đến khi hoàn thiện công trình. Cam kết chất lượng công trình tốt nhất đến với khách hàng.