Nội dung chính
Phần móng nhà là phần quan trọng nhất khi xây dựng một công trình. Móng nhà là phần nâng đỡ cho cả ngôi nhà, chịu trọng tải cho phần trên công trình. Nếu là móng nhà không sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngôi nhà cũng nhà người ở. Ví dụ như: bị lún, nghiêng hay nứt nở… Sẽ gây thiệt hại không nhỏ. Do đó, khi xây dựng công trình bạn cần nắm được cơ bản các loại móng nhà. Từ đó, để chọn ra được loại móng phù hợp nhất với ngôi nhà của gia đình mình.
Các loại móng nhà theo phương pháp thi công
Móng đơn
Móng đơn là những móng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau nhằm giúp chịu lực. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột điện, chân cột nhà, mố trụ cầu,… Móng đơn nằm riêng trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình tròn, vuông, tám cạnh…
Móng đơn có thể coi là móng mềm, móng cứng hay móng kết hợp. Móng đơn thường được sử dụng khi sửa chữa hay cải tạo nhà nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, móng đơn là loại móng tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các loại móng nhà.
Móng băng
Móng băng có dạng một dải dài, độc lập hoặc có thể giao nhau để đỡ tường hay hàng cột. Khi thi công móng băng cần phải đào móng quanh khuôn viên công trình. Hoặc có thể đào móng song song nhau trong khuôn viên. Móng băng được sử dụng phổ biến nhất vì có độ lún đề và dễ thì công hơn móng đơn.
Các hàng cột hay tường đều có hai phương còn móng băng giao nhau dưới dạng hình ô cờ. Loại móng băng ở hồi nhà được dùng tốt hơn móng băng dọc nhà hay móng băng tường ngăn. Khi xây dựng đáy móng băng cùng với chiều sâu, do đó, móng băng ở hồi nhà rộng hơn. Bên cạnh đó, những loại móng băng có thể là móng kết hợp, móng cứng, móng mềm.
Móng bè
Móng bè còn có tên gọi khác là móng bản hay móng toàn diện. Móng bè được trải rộng toàn bộ dưới công trình để chịu trọng tải lên nền đất. Loại móng bè này được dùng ở những nơi có nền đất yếu, khả năng chịu nén thấp. Hoặc móng bè có thể được làm: nhà kho, tầng hầm, hồ bơi, nhà vệ sinh….
Móng cọc
Là những loại móng bao gồm cọc và đài cọc có tác dụng truyền tải trọng công trình xuống sâu. Móng cọc được chia làm 2 loại móng như sau:
- Móng cọc đài thấp là loại móng cọc khi các cọc chịu hoàn toàn độ nén, không hư tổn. Bên cạnh đó, tải trọng cột truyền xuống thấp gồm lực N, lực ngang H, momen M. Lực ngang H được xem là lực cân bằng với áp lực đất theo độ sâu móng tối thiểu.
- Móng cọc đài cao được tính khi chôn móng nhỏ hơn với móng cọc. Từ đó, những móng cọc chịu uốn nén và được tính theo móng cọc đài cao. Sau đó, xác định được nội lực nằm trong cọc. Cấu tạo của móng cọc gồm: cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc hỗn hợp. Mỗi cấu tạo cọc được liên kết với nhau và được chôn trong đài móng.
Như vậy, có rất nhiều các loại móng nhà với những công dụng và kết cấu khác nhau. Để xây dựng công trình bạn nên chọn loại móng phù hợp nhất cho ngôi nhà mình.
Các loại móng trong xây dựng phân theo vật liệu xây dựng
Tùy theo những vật liệu sử dụng để làm móng nhà mà tên gọi được hình thành. Chi tiết như sau:
Móng nhà bằng gạch
Loại móng nhà này được cấu thành từ những loại gạch nung hay gạch không nung. Móng nhà bằng gạch được sử dụng cho những công trình nhà cấp 4. Hoặc những ngôi nhà xây gạch, công trình phụ, nhà tạm bởi trọng tải nhỏ. Một số khuyến cáo với không nên xây móng nhà bằng gạch như: đất ao, hồ, đầm ngập….
Móng nhà bằng gỗ
Những móng nhà loại này thường rất ít được sử dụng. Bởi đây là phương án sử dụng cọc tre, cọc gỗ để làm dưới nền đất yếu. Những trường hợp làm loại móng này để xây dựng nhà tạm, kiên cố ít và chi phí móng thấp.
Móng nhà đá hộc
Móng nhà này được làm cho các công trình có quy mô lơn hay yêu cầu từ chủ đầu tư. Loại móng phù hợp với những nơi có nguyên liệu địa phương, dễ khai thác sẽ giảm được chi phí. Móng nhà đá hộc thường được sử dụng phổ biến ở các vùng núi.
Móng nhà bê tông và bê tông cốt thép
Trong tất các các loại móng nhà thì đây là loại móng được xem là bền nhất. Loại móng được áp dụng cho nhiều gia đình cũng như các điều kiện địa chất. Móng nhà bê tông cốt thép có nhiều vượt trội về tuổi thơ, độ chịu lực hay độ chắc chắn…
Ngược lại, móng bê tông không có cốt thép tính bền chắc thấp, khả năng chịu lực kém. Nếu được so sánh với móng bê tông cốt thép thì móng băng bê tông kém hơn. Do đó, móng nhà bê tông cốt thép được được thịnh hành nhất hiện nay.
Móng nhà hỗn hợp
Loại móng nhà này được kết hợp giữa hai hay nhiều loại vật liệu phù hợp thiết kế và chi phí. Nguyên liệu chắc chắn được dùng trong móng hỗn hợp là bê tông.
Tùy vào tính chất sử dụng cũng như địa chất mỗi khu vực để chọn loại móng xây dựng vật liệu. Chủ đầu từ cần cân nhắc những loại móng sao cho phù hợp từ vật liệu đến chi phí với công trình.
Các loại móng nhà dân dụng phân theo kết cấu móng
Cách tạo nền móng nhà có thể chia làm 2 loại như sau:
Móng nhà đổ khối
Là phương pháp chắc chắn, có độ bền cao được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình. Móng nhà đổ khối là sự liên kết của các vật liệu: bê tông cốt thép, bê tông, đá hộc. Những loại vật liệu này xuất hiện rất nhiều trên thị trường và không khó để mua. Bởi ngày nay các công ty doanh nghiệp liên kết vận chuyển đến từng công trình.
Móng nhà dạng lắp ghép
Đây là loại móng được thiết kế với kết cấu có sẵn và ghép lại thành hình mong muốn. Ưu điểm vượt trội là thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Hạn chế là điều kiện địa hình để vận chuyển và lắp ghép không tốt sẽ ảnh hưởng tới móng. Ngày nay các ngôi nhà dân dựng sử dụng phổ biến những loại móng chịu được trọng tải lớn. Một ngôi nhà qua bao thế hệ do đó bạn nên cân nhắc chi một khoản tiền làm móng thật tốt.
Các loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng
Móng nhà chịu tải trọng tĩnh
Đây là loại móng được áp dụng cho các công trình nhà phố, nhà ống, trường học, thiết kế biệt thự…. Phổ biến với các công trình dân dụng , công nghiệp có ít những biến động về địa chất.
Móng nhà chịu tải trọng động
Kết cấu móng nhà được áp dụng cho các công trình có trọng tải lớn hay tính giao động cao. Các loại móng nhà như: công trình cấu, trụ cầu, móng nhà cao tầng… Trong quá trình thi công móng độ chịu tải trọng tốt kèm theo chi phí cao. Do đó, móng nhà chịu tải trọng động không phù hợp khi xây nhà dân dụng.
Những công trình xây dựng kiên cố đi kèm với chất lượng móng thật tốt. Một móng nhà chịu được trọng tải cao cũng cần những yếu tố khắt khe. Vậy những yếu tố đó như thế nào?
Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới móng nhà
Những yếu tố được chủ đầu tư quan tâm để lựa chọn móng nhà phù hợp như sau:
Tải trọng công trình
Tải trọng của công trình đè xuống móng nhà là tổ hợp của nhiều tác động: Ví dụ như: khối lượng nội thất, trọng lượng công trình, con người, động đất… Bên cạnh đó, tải trọng công trình quan trọng nhất số tầng và vật liệu xây dựng. Số tầng của công trình càng nhiều thì trọng tải truyền xuống càng lớn. Kèm theo đó, công trình bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn công trình xây gạch.
Đặc điểm của nền đất
Đất ở nơi xây dựng công trình có thể là những loại đất sau: đất sét, đất rời, đất cát,… Mỗi loại đất có những đặc tính riêng biệt khác nhau. Do đó, khi khảo sát địa chất cần tìm hiểu kỹ các đặc điểm của đất nền. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua quá trình kiểm tra mực nước ngầm hay chiều dày của lớp đất và các loại đất. Sức chịu tải trọng của đất là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình đề chọn làm móng. Những công trình quy mô càng to thì việc khảo sát càng phải sát sao và cẩn thận.
Kết cấu móng nhà của những công trình liền kề
Lựa chọn các loại móng nhà hay phương án làm móng dựa vào các nhà lân cận có điểm tương đồng. Nếu công trình chuẩn bị xây dựng nằm trong khu vực có địa chất giống nhau, kết cấu và kiểu dáng không nhiều điểm khác. Chủ đầu từ có thể tham khảo phương án thực hiện móng của công trình trước. Từ đó, có thể áp dụng xây dựng cho công trình xây dựng của mình được thích hợp.
Như vậy phần phân tích về các loại móng nhà trên giúp bạn hiểu hơn về móng nhà. Các loại móng không quá phức tạp và khó hiểu. Chắc chắn chủ đầu tư đã có cái nhìn tổng quát cơ bản nhất về móng nhà. Từ đó, có những lựa chọn phù hợp nhất cho công trình sắp tới của mình.