Nội dung chính
Rất nhiều gia đình đang phải đối diện với việc tường nhà bị thấm nước và dẫn đến ẩm mốc hoặc hình thành các vết loang lổ. Vào mùa mưa, tình trạng tường nhà bị thấm nước sẽ càng thêm trầm trọng. Điều này làm vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà bị giảm đi rất nhiều. Tham khảo ngay bài viết sau để biết 4 phương pháp chống thấm tường hiệu quả nhất hiện nay.
Nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước
Tường nhà bị thấm nước là một trong những vấn đề xảy ra rất phổ biến hiện nay. Hiện trạng này không chỉ xảy ra ở các ngôi nhà cũ mà còn gặp ở cả những ngôi nhà mới xây. Nguyên nhân dẫn đến việc tường nhà bị thấm nước thì rất đa dạng và có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
- Do nước xâm nhập vào bề mặt tiếp xúc của các vật liệu rồi thẩm thấu theo các mao quản để vào bên trong mao dẫn gây ra hiện tượng thấm nước.
- Do vị trí lắp đặt các ống thoát nước, rãnh nước, giáp lai tường nhà không đúng kỹ thuật. Nước và những hơi ẩm sẽ bốc hơi từ bên dưới thông qua các vết rạn chân chim hoặc vết nứt của trần. Lâu dần hình thành nên những mảng tường bị thấm nước.
- Nước từ nhà vệ sinh hoặc từ các ống thoát nước lan đến chân tường khiến tường xuất hiện tình trạng rạn nứt và bị thấm nước.
- Trong nhà có các sẵn các vết rạn cổ trần. Vào mùa mưa nước dễ chảy vào gây thấm tường trên diện rộng.
Hậu quả của việc tường bị thấm
Chống thấm tường nhà là một trong những việc làm rất cần thiết. Bởi nếu để tường bị thấm thì sẽ dẫn đến những hậu quả không ai mong muốn như sau.
Công trình nhanh chóng bị xuống cấp
Nếu không chống thấm tường ngay từ đầu, để cho tường bị thấm nước thì ngôi nhà của bạn sẽ nhanh chóng bị xuống cấp. Các mảng tường sẽ bị bong tróc và rơi xuống bất cứ lúc nào. Điều này rất nguy hiểm. Do đó, nếu thấy tường nhà mình có hiện tượng bị thấm nước thì các bạn cần nhanh chóng xử lý chống thấm tường nhà và không để các vùng thấm nước bị lan rộng.
Làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà
Một điều chắc chắn đối với các công trình bị thấm nước là vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình đó sẽ bị giảm đi rất nhiều. Bạn sẽ thấy những vết rạn nứt của khối bê tông, những vết loang lổ ố vàng thậm chí là mọc rêu xanh thay vì những bức tường đều màu. Sau một vài trận mưa, những vết thấm này sẽ bị lan ra rộng hơn và khiến màu sơn bị phai nhạt, bong tróc rất xấu.
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Tình trạng tường bị thấm nước ẩn chứa những mối nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng gia đình bạn. Nếu như những ổ điện âm tường được cho là an toàn thì khi bị ngấm nước sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Điện có thể bị chập làm hỏng các sản phẩm, thiết bị điện khác trong ngôi nhà. Nó cũng có thể gây ra các vụ cháy nổ.
Có hại cho sức khỏe con người
Việc sống trong một ngôi nhà bị thấm nước, ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Hằng ngày các bạn sống trong môi trường này sẽ hít phải hàng trăm loại vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh xoang, viêm mũi và các bệnh về da liễu.
4 cách chống thấm tường hiệu quả nhất hiện nay
Chống thấm tường là một trong những điều cần được lưu tâm ngay từ lúc xây nhà. Việc thực hiện các cách chống thấm tường ngay từ đầu cũng giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian và công sức cho các gia đình. Dưới đây là 4 cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất hiện nay.
Cách chống thấm tường nhà mới xây
Chắc chắn chẳng có ai thích thú gì nếu ngôi nhà của mình bị thấm tường. Do đó, xử lý chống thấm tường cho nhà mới xây là việc làm vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn có độ bền cao và luôn ổn định trước những tác động của thiên nhiên. Cách chống thấm tường cho nhà mới xây như sau:
- Kiểm tra tường kỹ càng trước khi thi công, nhanh chóng phát hiện những vết nứt, những khu vực hồ vữa yếu để khắc phục.
- Nếu có các vết nứt và lỗ thì hãy đục hình chữ V sâu từ 1,5 đến 2cm.
- Sử dụng phụ gia chống thấm trộn với bê tông hay thanh trương nở để trám kín.
- Các khu vực vữa yếu, lồi lõm thì hãy đục bỏ rồi trám bằng vật liệu chống thấm cho bằng phẳng.
- Vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ để đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho các vật liệu chống thấm.
- Sử dụng sơn chống thấm để sơn cho nhà mới xây.
- Sử dụng loại xi măng có tính bao phủ và kết dính cao.
Các bạn hãy căn cứ và điều kiện gia đình mình để lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp, tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất. Thông thường những bức tường khi trát vữa và khô lại sẽ tạo ra những vết chân chim. Bạn hãy quét thêm lớp xi măng nguyên chất lên bề mặt tường để lấp đầy các lỗ nhỏ li ti này, tạo ra lớp màng bảo vệ chống thấm tốt nhất.
Cách chống thấm tường nhà vào mùa mưa
Chống thấm tường nhà vào mùa mưa gồm những công việc như sau:
Chống thấm sân thượng, chống thấm mái
Nếu muốn ngôi nhà của mình luôn được bền đẹp thì bạn hãy sử dùng màng khò nóng chống thấm dày khoảng 3mm để dán vén lên chân tường từ 15 đến 20cm. Tại các vị trí như ống thoát sàn, hộp kỹ thuật thì có thể trát một lớp vữa chống thấm 2 thành phần.
Cách chống thấm nhà vệ sinh
Để chống thấm tường nhà vệ sinh thì bạn cũng phải vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu thi công để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất. Có thể sử dụng sơn chống thấm pha với xi măng để chống thấm cho nhà vệ sinh.
Chống thấm cổ trần bị rạn nứt
- Bước 1: Đục vết nứt rộng 3-4cm để vệ sinh sạch sẽ
- Bước 2: Dùng hồ dầu kết nối Latex để quét lên một lớp. Sau đó hãy dùng vữa chống thấm 2 thành phần để trát lên.
- Bước 3: Đợi khi lớp vữa khô thì lăn 2 lần sơn chống thấm đàn hồi loại CT – 04. Mỗi lượt sơn cách nhau 30 phút.
Xử lý chống thấm tường ngoài
Để xử lý chống thấm tường ngoài trời cũng như cách chống thấm tường nhà liền kề, các bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cạo sạch bụi bẩn trên tường để vệ sinh tường
- Bước 2: Lăn 2 lớp sơn chống thấm trần nhà hệ trộn với xi măng loại CT – 03. Một ngày sau lăn 2 lớp sơn CT – 04.
Bên cạnh cách xử lý trên thì bạn cũng có thể dùng vữa chống thấm Composite. Đây là một loại vật liệu được ứng dụng để chống thấm bể bơi, bể chứa hay sàn mái đều rất hiệu quả.
Chống thấm tường nhà cũ
Để chống thấm tường nhà cũ, các bạn cần thực hiện theo 4 bước như sau:
- Bước 1: Cạo sạch lớp sơn của tường bị bong tróc rồi vệ sinh tường cho sạch sẽ.
- Bước 2: Tìm những vết nứt, kẽ hở ở trên tường
- Bước 3: Sử dụng hồ vữa để trám lại những vết nứt đối với tường nội thất. Còn các bức tường ngoài trời thì sử dụng loại bột chống thấm chuyên dụng.
- Bước 4: Sử dụng sơn chống thấm tường để sơn lại. Có thể sơn từ một đến hai lớp tùy thuộc và mức độ của tường.
Chống thấm cho trần nhà
Trần nhà là nơi dễ bị thấm nước nhất do chịu tác động trực tiếp của mưa. Ống thoát nước chạy trong sàn bị hỏng hoặc hộp kỹ thuật bị vỡ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước. Để chống thấm trần hiệu quả, các bạn cần phải:
- Làm sạch tường
- Trám chỗ hở, chỗ rạn nứt bằng chất chống thấm + cát + xi măng
- Phủ lớp chống thấm nhiều lần, có thể lát gạch mới để chống thấm tường tốt nhất.
Bạn cũng phải gia cố lại hệ thống thoát nước, tránh để nước bị ứ đọng lại trên trần nhà. Nếu thấy ống thoát nước bị vỡ hay bị tắc nghẽn thì phải thông ống hoặc thay ống mới ngay. Bạn cũng phải che chắn lại cho bề mặt của tường như lát gạch mới hoặc lợp thêm một mái cho cho trần nhà. Nếu là tường ngoại thất thì có thể sử dụng đến sơn chống thấm tường ngoài trời.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 3 giải pháp thông gió cho nhà ống tối ưu nhất hiện nay
- Nhà Lắp Ghép – Xu Hướng Xây Nhà Tiết Kiệm Trong Thời Đại Mới
- Mách nhỏ kinh nghiệm làm nhà chất lượng và tiết kiệm chi phí
Trên đây là bài viết chia sẻ 4 phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả, hi vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra còn có có rất nhiều bài viết hay khác tại chuyên mục GIẢI PHÁP – Chuyên trang về giải pháp xây dựng mới nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Cập nhập thông tin đầy đủ nhất về các công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế, trang trí nội ngoại thất và thi công công trình.