Nội dung chính
Các phương pháp lập dự toán công trình là một trong những vấn đề cực kỳ quan trong trong ngành xây dựng. Bất cứ một công trình trước khi đi vào thi công cũng cần được xây dựng một bản chi phí dự toán hoàn chỉnh để cân đo đong đếm vật tư, nhân công và cả máy móc được sử dụng trong quá trình thi công công trình. Tuy nhiên, vì có quá nhiều các phương pháp khác nhau dễ gây nhầm lẫn và khó khăn trong việc tính toán.
Vậy có bao nhiêu cách lập dự toán phổ biến nhất? Đâu sẽ là phương pháp được sử dụng nhiều nhất? Và các bước thực hiện cách tính dự toán như thế nào? Tất cả sẽ được cập nhật ngay trong nội dung sau đây.
Các phương pháp lập dự toán công trình
Tổng quan, hiện nay đang phổ biến nhất với 4 cách tính dự toán được nêu ở dưới đây. Hầu như chúng giống nhau ở một điểm là đều cần phải tính khối lượng công việc trước rồi sau đó mới tính đến khối lượng hao phí của 3 yếu tố cần thiết như vật liệu, nhân công và cả máy thi công.
Xét về cách tính dành cho các chi phí khác cũng giống nhau. Chỉ có điểm khác nhau nằm ở cách tính giá trị của vật liệu, giá trị nhân công và giá trị của máy móc ở tại thời điểm lập dự toán mỗi nơi sẽ có một đặc điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các cách tính thì các phương pháp lập dự toán công trình sau đây sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích.
Phương pháp lập dự toán áp giá vật tư trực tiếp
Với phương pháp cách lập dự toán để tính tổng khối lượng của vật liệu đồng thời áp giá vật liệu ở thời điểm mà bạn tiến hành lập dự toán. Phương pháp này sẽ không sử dụng tổng số tiến vật liệu dựa theo đơn giá rồi tiến hành cộng chênh lệch. Ở các khu vực tỉnh miền Nam, cách tính áp giá vật tư trực tiếp có phần phổ biến hơn.
Dự toán chi phí xây dựng bằng phương pháp bù giá vật tư
Bên cạnh cách lập dự toán công trình áp giá vật tư trực tiếp ở miền Nam thì phương pháp bù giá vật tư cũng tương đối phổ biến và được sử dụng khá nhiều ở miền Bắc. Đầu tiên, dựa trên đơn giá mà mỗi địa phương đã ban hành rồi đem cộng thêm với khoản chênh lệch giá giữa bộ đơn được địa phương ban hành so với mức giá thực tế. Đây là cách tính tổng tiền vật liệu rất dễ dàng và được sử dụng ở nhiều công trình.
Áp giá thực tế cho cả vật liệu, nhân công, máy
Ở trong một bảng khối lượng: Không cần đến sự xuất hiện của phần đơn giá/ thành tiền. Thay vào đó bảng này sẽ chỉ dùng để tính toán khối lượng. Bảng này có thể được đổi tên thành “Bảng tính khối lượng” thay vì tên cũ là “Bảng dự toán chi tiết”.
- Ở trong bảng phân tích nguyên vật liệu, nhân công và máy thi công thì cần phải phân tích tất cả các thành phần có ở trong đó (3 yếu tố kể trên) thay vì chỉ phân tích một mình vật liệu.
- Ở trong bảng tổng hợp nguyên vật liệu, nhân công và máy móc: Cần phải tổng hợp đầy đủ cả vật tư, nhân công và cả máy móc rồi áp giá trực tiếp ngay tại thời điểm mà bạn lập dự toán dự theo báo giá cùng với các quy định hiện hành. Bảng này sẽ không thực hiện nhân hệ số hay bất cứ tính toán bù trừ nào cả.
Cách tính này cũng được thực hiện tương tự như cách áp giá vật tư trực tiếp (cách 1). Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải sử dụng tới đơn giá của địa phương mà vẫn có thể tính toán được cho cả vật liệu, cho nhân công và máy móc sử dụng để thi công công trình.
Tính lại đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công
Với cách tính đơn giá này thì thường được sử dụng phổ biến hơn ở bên mảng giao thông. Cách này sẽ chiết tính lại các đơn giá dựa trên giá vật tư, giá nhân công và giá máy móc thi công theo mặt bằng giá chung. Đồng thời cũng sẽ dựa theo những quy định được thực hiện ở thời điểm mà bảng dự toán được lập. Cách này được làm tương tự như những cách tính của Bộ đơn giá hay cách chiết tính đơn giá dự thầu.
Riêng với cách tính toán chi phí máy móc thi công thì ở mỗi nơi sẽ có mỗi điểm khác biệt. Sẽ có những nơi thực hiện tính trực tiếp nhưng cũng sẽ có nơi sử dụng bộ đơn giá rồi thực hiện nhân hệ số điều chỉnh, cũng có nơi sử dụng một bộ đơn giá rồi kế đến mới chiết tính ra được mức tiêu hao của nhiên liệu – nhân công điều khiển máy móc và bù thêm mức giá trị chênh lệch.
Ở các nơi thì sẽ có các phương pháp lập dự toán khác nhau. Mỗi một phương pháp sẽ có một ưu điểm nhất định. Và tất nhiên, ở mỗi một khu vực nhất định sẽ có một phương pháp được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất. Với 4 cách tính trên thì có đến 3 cách chi phí khác biệt, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng một phương pháp mà mình thấy thuận tiện nhất.
Các bước lập dự toán chi phí xây dựng
Ngoài các phương pháp lập dự toán phổ biến được kể ở mục trên, thì các bước tính dự toán xây dựng cũng cực kỳ quan trọng. Nếu không thể nắm chắc được các bước tính toán thì có thể sẽ dẫn đến sai sót chi phí lập dự toán ảnh hưởng đến quá trình thi công công trình. Với 4 bước lập dự toán chi phí cụ thể như sau:
Tìm hiểu kỹ thông tin hồ sơ
Trước khi bắt tay vào tính toán thì đầu tiên cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin hồ sơ để không bỏ sót bất kỳ một thông tin quan trọng nào. Bạn phải nắm rõ chủ đầu tư mời thầu cần lập dự toán cho loại công trình nào.
Có khá nhiều loại công trình được lập dự toán như các công trình dân dụng, các công trình giao thông hay các công trình hạ tầng kỹ thuật,… Mỗi một công trình sẽ được sử dụng một cách lập dự toán với đặc thù riêng biệt.
Bởi vậy, việc đọc kỹ hồ sơ để nắm đủ thông tin các yêu cầu cần có sẽ giúp bạn thực hiện tính dự toán xây nhà một cách chính xác nhất, phù hợp nhất. Không những thế, bạn cũng cần phải chú ý đến thời điểm mà hồ sơ dự toán được thành lập và địa điểm lập bản dự toán công trình để sử dụng phương pháp thích hợp nhất.
Xác định đơn giá và định mức
Bước thứ 2 là việc xác định đơn giá và định mức. Hiện tại có rất nhiều các đơn giá và các định mức được Bộ xây dựng và các tỉnh thành địa phương ban hành. Ở bước này thì bạn cần phải xác định được một định mức cần phải áp dụng vào trong các bước lập dự toán cho công trình như sau:
- Với phần xây dựng cùng với các định mức cần phải chuẩn bị: Dựa trên các quy định 1776/BXD-VP ban hành ngày 16/8/2007; 1091/QĐ-BXD ban hành ngày 26/12/2011; 1172/QĐ-BXD ban hành ngày 26/12/2012; 588/QĐ-BXD ban hành ngày 292/5/2014; 235/QĐ-BXD ban hành ngày 4/4/2017; 1264/QĐ-BXD ban hành ngày 18/12/2017.
- Các định mức cho phần thi công lắp đặt: 1777/BXD-VP ban hành ngày 16/8/2007; 1173/QĐ-BXD ban hành ngày 26/12/2012; 587/QĐ-BXD ban hành ngày 29/5/2014; 236/QĐ-BXD ban hành ngày 4/4/2017.
- Các định mức cho phần khảo sát xây dựng: 1354/QĐ-BXD ban hành ngày 28/12/2016 công bố về định mức dự toán xây dựng trong phần khảo sát xây dựng.
- Các định mức sửa chữa cũng như bảo dưỡng các công trình xây dựng: 1149/QĐ-BXD được ban hành ngày 9/11/2017 công bố về định mức dự toán cho việc sửa chữa và việc bảo dưỡng các công trình.
Xác định khối lượng của từng phần công việc
Mỗi một công trình đều sẽ có những hạng mục công việc được phân công và quy định rõ ràng ở trong các bảng định mức đơn giá. Dựa vào bản vẽ thiết kế khi lập dự toán sẽ tiến hành phân chia theo các mục như: Phần móng, phần thân công trình, phần mái, phần thi công đường điện – nước và phần hoàn thiện,… Để có thể hoàn tất được các bước lập dự toán cho một công trình xây dựng.
Sau khi đã xác định được đầy đủ các khối lượng công việc dành riêng cho từng hạng mục công việc. Kế đến bạn sẽ thực hiện chạy cách tính dự toán xây dựng để hoàn thiện bộ hồ sơ. Việc tính toán thực tế khá đơn giản khi đã có sự xuất hiện của nhiều công cụ và ứng dụng hỗ trợ cho việc tính toán.
Tìm hiểu về các thông tin nghị định
Lập bản dự toán không đơn thuần chỉ là các bước tính toán và xem xét hồ sơ. Thêm vào đó bạn cũng cần phải có sự hiểu biết về nghiên cứu về các thông tin nghị định để tránh làm sai. Những phụ lục được đề trong nghị định buộc bạn cần phải áp dụng và làm theo đúng tiêu chuẩn và các yêu cầu được đề ra.
Ví dụ như khi điều chỉnh các hệ số chi phí chung hay các hệ số chi phí phải chịu phí được tính trước theo các công trình xây dựng. Một số những thông tư nghị định hiện hành đang được thực hiện như: Thông tư 05/2016/TT-BXD hoặc dựa theo thông tư 06/2016/TT-BXD để tính toán các bước lập dự toán cho công trình.
Đối với một công trình xây dựng, không chỉ có tìm hiểu về các phương pháp lập dự toán phù hợp mà ngay cả các bước để tính toán chi phí lập dự toán công trình cũng quan trọng không kém. Khi đã nắm bắt và hiểu rõ được đầy đủ các nội dung trên thì chắc chắn các bản dự toán công trình kết hợp cùng cách tính dự toán xây dựng một cách chính xác nhất.
Toàn bộ những nội dung cơ bản và cần thiết đều được cập nhật đầy đủ ở bài viết trên. Hy vọng, những thông tin đó sẽ thực sự có ích đối với những công trình sắp tới. Tìm ra các phương pháp lập dự toán phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện tính toán chi phí một cách có hiệu quả nhất.