Nội dung chính
Mét vuông là một trong những đơn vị đo được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nhà đất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính mét vuông một cách chuẩn xác để áp dụng hiệu quả nhất. Vậy mét vuông là gì? Cách tính mét vuông theo quy định hiện hành như thế nào? Đừng nên bỏ lỡ những thông tin vô cùng thú vị về chủ đề này nhé!
Mét vuông (m2) là gì?
Mét vuông (kí hiệu: m2) là một đơn vị đo diện tích hình vuông với các cạnh có độ dài 1 mét. Trong thực tế, đây là đơn vị chủ yếu được sử dụng để đo diện tích nhà, đất đai hay trong các dự án xây dựng khác.
1 đơn vị mét vuông có thể được quy đổi thành một số đơn vị khác như sau:
- = 0.000 001 kilomet vuông (km²)
- = 10.000 xentimét vuông (cm²)
- = 0,000 1 hecta
- = 0,01 a
- = 10,763 911 foot vuông
- = 1 550, 0031 đốt vuông
Đây là một đơn vị đo vô cùng quan trọng và được sử dụng rộng rãi và có tính ứng dụng rất cao. Cũng do đó mà cách tính mét vuông nhận được sự quan tâm tìm hiểu của đông đảo công chúng. Vậy thực hư về cách tính mét vuông chuẩn xác thế nào?
Các bước tính diện tích đất theo đơn vị mét vuông (m2)
Thực ra,công thức tính đơn vị mét vuông không hề khó, nhưng để áp dụng vào địa hình thực tế lại cần sự cẩn trọng và thật kỹ lưỡng. Để tính được chính xác đơn vị mét vuông, các bạn có thể thực hiện theo từng bước dẫn cụ thể như sau:
Bước 1: Sử dụng thước có chia đơn vị mét
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cây thước thẳng hoặc thước dây có vạch chia đơn vị theo mét hoặc centimet có độ dài nhắm chừng thích hợp với khoảng cách cần đo. Với những độ dài lớn, tốt nhất là nên sử dụng thước cuộn để thực hiện dễ dàng hơn.
Thông thường, các loại thước đo chia vạch theo centimet cũng sẽ có thiết kế các dấu mốc chỉ đơn vị mét để người dùng có những cách áp dụng thích hợp. Nếu bạn sử dụng đơn vị centimet cũng có thể quy đổi ra đơn vị mét sau khi tính toán nên không cần lo lắng quá nhiều nhé!
Từ đầu đến cuối quy trình, bạn nên sử dụng duy nhất một đơn vị đo để mọi việc không gặp quá nhiều rắc rối khi tính toán và để kết quả được chính xác nhất.
Bước 2: Đo chiều dài của diện tích
Mét vuông được dùng để đo kích thước của các vật thể hai chiều, thông thường được gọi là chiều dài và chiều rộng, chẳng hạn như sân banh, dành nhà hay các mặt phẳng khác. Có thể phân biệt chiều dài và chiều rộng bằng cách dùng mắt ước lượng, chiều dài thường có kích thước lớn hơn chiều rộng. Bước tiếp theo, chúng ta sẽ đo một trong 2 chiều này để được con số đầu tiên dùng trong tính toán.
Bạn cần xác định điểm đầu và điểm cuối của đoạn thẳng cần đo, sau đó dùng thước đã chuẩn bị đặt từ điểm bắt đầu và từ từ kéo dài theo đường thẳng của mặt phẳng cho đến điểm kết thúc. Nhìn vào số đo ghi trên thước kẻ chính là kích thước đo được, hãy ghi nhớ chúng và tốt nhất là ghi kết quả cụ thể ra nhé!
Với những đường thẳng quá dài so với kích thước của công cụ đo, bạn có thể chia đoạn thẳng thành nhiều phần và đo lần lượt từng mốc. Sau đó hãy cộng tất cả kết quả lại sẽ được tổng chiều dài của mặt phẳng.
Bước 3: Đo chiều rộng
Phân chia chiều dài hay chiều rộng thực ra cũng không quan trọng là mấy, với những mặt phẳng mà các cạnh quá tương đồng nhau thì khi có kết quả chính xác mới thực sự biết được chiều dài hay rộng của chúng. Quan trọng nhất là bạn phải đo chính các kích thước của mỗi chiều.
Việc đo chiều rộng cũng tương tự như các thao tác thực hiện với chiều dài. Điểm đặc biệt cần lưu ý là chiều rộng này phải hợp với chiều dài một góc vuông 90 độ mới tính ra được kết quả mét vuông chính xác. Sau khi đo xong, bạn cũng nên ghi chú lại kết quả để không bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, một số lưu ý khi đo để đạt được số đo chuẩn xác nhất cần nắm như:
- Thước đo cần được căng tối đa.
- Đánh dấu các mốc đo bằng bút hoặc viên sỏi.
- Sau khi đánh dấu, thu thước lại và thực hiện đo từ mốc đã đánh dấu.
- Các bước này cần được lặp lại cho đến khi thực hiện đo hết toàn bộ đoạn thẳng.
- Các kết quả đo trên một chiều cần được tổng hợp lại bằng phép cộng.
Bước 4: Đổi đơn vị từ centimet sang mét
Thông thường, đa số thước đo đều được chia vạch dưới dạng centimet để kết quả đo đạc được con số chi tiết nhất. Vì vậy, sau khi có được kết quả đo cần thiết, bạn hãy chuyển đổi sang đơn vị mét để dễ tính toán và có kết quả ra đơn vị đo mét vuông chuẩn xác nhất.
Ta có công thức: 1cm = 0.01m. Vì vậy, bạn hãy lấy số đo của mỗi chiều và nhân với 0,01 nhé. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần di chuyển dấu thập phân sang trái 2 chữ số là chuyển đổi thành công.
Bước 5: Nhân chiều dài với chiều rộng
Sau khi đã có số đo bằng đơn vị mét cụ thể, bạn sẽ thực hiện tính toán diện tích mặt phẳng theo công thức:
Diện tích mặt phẳng (dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật) (m2) = kích thước chiều dài (m)* kích thước chiều rộng (m)
Với các kích thước có số đo lớn, bị lẻ nhiều hoặc có chứa chữ số thập phân, bạn nên sử dụng máy tính để thực hiện tính toán nhằm mang lại kết quả chính xác nhất. Bởi công thức tính diện tích này đơn giản, không khó thực hiện nhưng bạn hãy kiểm tra kỹ dữ liệu khi sử dụng tính toán, so sánh thứ tự của các con số ở kết quả ghi chú với chữ số bạn nhập vào máy tính xem để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.
Bước 6: Làm tròn kết quả
Với kết quả quá nhiều chữ số thập phân, chắc chắn bạn sẽ muốn làm tròn nó để dễ sử dụng hơn. Thông thường, việc làm tròn kết quả tính diện tích cũng được sử dụng rất phổ biến. Vì những chữ số thập phân quá chi tiết cũng không thể hiện sự chính xác tuyệt đối, trong lúc đo bạn cũng có thể gặp sai số nên việc làm tròn cũng rất cần thiết. Cách quy đổi phổ biến nhất là làm tròn kết quả đến 2 chữ số thập phân.
Quy tắc làm tròn thường sử dụng như sau:
- Nếu chữ số thập phân thứ 3 sau dấu phẩy nhỏ hơn 5, bạn sẽ giữ nguyên 2 số thập phân còn lại và bỏ toàn bộ phần sau. Ví dụ như 22,8747 m2, sau khi làm tròn sẽ thành 22,87m2 vì 4<5.
- Nếu chữ số thứ 3 sau dấu phẩy bé hơn hoặc bằng 5, bạn sẽ tăng chữ số thập phân thứ 2 sau dấu phẩy lên một đơn vị và loại bỏ toàn bộ phần sau. Chẳng hạn như: 33,6458 m2, sau khi làm tròn sẽ thành 33,65m2 (vì 5=5), hoặc 73,7467m2 làm tròn thành 73,75m2 (vì 6>5).
Công thức tính diện tích mét vuông đất
Các mặt phẳng luôn có nhiều hình dạng khác nhau, và vì vật mà không phải vật thể nào cũng có thể dùng công thức trên để áp dụng. Một số công thức tính diện tích mét vuông của các hình phổ biến như:
Công thức tính diện tích m2 hình chữ nhật, hình vuông, tam giác
Đối với hình chữ nhật, hình vuông hay tam giác, cách tính mét vuông cụ thể như sau:
Cách tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật:
Diện tích (m2) = chiều dài (m) * chiều rộng (m)
Với hình vuông, chiều dài và chiều rộng bằng nhau nên bạn có thể thực hiện bình phương kích thước đo được của một cạnh để tính diện tích. Vì vậy mà với hình vuông, có các công thức khác có thể áp dụng:
Diện tích hình vuông (m2)= cạnh (m) * cạnh (m) = cạnh bình phương.
Cách tính diện tích hình tam giác: Hình tam giác có nhiều dạng, nào là tam giác thường, tam giác vuông, tam giác đều hay tam giác cân. Công thức chung được sử dụng để tính cho tất cả các dạng này có thể sử dụng như sau:
Diện tích tam giác (m2) = [chiều dài (m) * chiều rộng (m)] / 2
Bên cạnh đó, với tam giác vuông, diện tích còn có thể được tính bằng cách lấy tích 2 cạnh góc vuông rồi chia cho 2. Tam giác cân (tam giác có hai cạnh bằng nhau) và với tam giác đều (tam giác có kích thước 3 cạnh bằng nhau) cũng có cách tính riêng: tích chiều cao tính từ đỉnh tam giác và cạnh đáy rồi chia cho 2.
Công thức tính diện tích mét vuông hình tròn
Với hình tròn, công thức tính diện tích cụ thể như sau:
Diện tích hình tròn (m2) = số pi * bán kính hình tròn(m).
Trong đó:
- Số pi (ký hiệu là π) được quy ước là 3,14.
- Bán kính hình tròn là khoảng cách từ tâm đến một điểm bất kỳ trên đường tròn đó, còn có thể tính bằng cách lấy đường kính chia 2.
Cách tính mét vuông đất chuẩn 2021
Trong thực tế, một số cách tính mét vuông đất ở được thực hiện với một số trường hợp cụ thể như sau:
Cách tính mét vuông đất ở
Cách tính diện tính nhà cấp 4 theo hình chữ nhật hoặc hình vuông tương tự như với cách tính mặt phẳng loại hình này:
Diện tích nhà = chiều dài * chiều rộng.
Ví dụ như: chiều dài ngôi nhà đo được là 14m và chiều rộng là 7m. Vậy diện tích cụ thể của nó = 14 * 7 = 98 (m2)
Cách tính mét vuông tường nhà
Cách tính tường nhà hoặc sàn nhà có thể thực hiện bằng cách lấy diện tích mặt sàn nhân 3. Nối tiếp ví trụ trên, diện tích mặt sàn là 98m2, vậy diện tích mét vuông tường nhà = 98 * 3 = 294m2.
Tuy nhiên, thông thường diện tích mặt sàn được sử dụng theo số đo ghi trong sổ đỏ để làm chuẩn. Bên cạnh đó, công thứ này áp dụng phổ biến với các kiểu nhà chung cư, nhà phố hay các loại nhà giáp ranh 3 mặt khác.
Cách tính mét vuông (m2) trong xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, đơn vị mét vuông được sử dụng để tính một số trường hợp chủ yếu như: mặt sàn, tầng hầm , phần móng, phần thân hay các phần phụ phát sinh. Cách tính cụ thể như sau:
Tính mét vuông sàn xây dựng
Diện tích sàn xây dựng cũng được tính theo công thức lấy chiều dài nhân chiều rộng. Nhưng đối với nhà có nhiều tầng thì diện tích mặt sàn được tính bằng cách lấy tổng tất cả các mặt sàn với nhau. Chẳng hạn như dự án nhà ở với chiều dài, chiều rộng mặt sàn lần lượt là 10m và 7m, ước tính xây 3 lầu. Vậy diện tích 1 mặt sàn = 10 * 7 = 70 (m2).
Tổng diện tích sàn = 70 * 3 = 210 (m2).
Tính mét vuông xây dựng cho tầng hầm
Tầng hầm thường được tính diện tích chủ yếu dựa vào độ sâu của tầng, cách tính mét vuông của tầng hầm cụ thể như sau:
- Với độ sâu từ 1,3m trở xuống, diện tích tầng hầm sẽ tính bằng diện tích tầng trệt nhân 1,5 lần.
- Với độ sâu từ 1,3m đến 1,7m thì diện tích bằng 1,7 lần diện tích tầng trệt.
- Tương tự với độ sâu dưới 2m thì lấy diện tích tầng trệt nhân 2.
- Còn sâu 2m trở lên thì lại bằng 2,5 lần diện tích tầng trệt.
Tính m2 xây dựng đối với phần móng
Phần móng công trình bao gồm nhiều loại và được tính mét vuông dựa vào diện tích tầng trệt:
- Với loại móng cọc: được tính từ 20% đến 40% diện tích của tầng trệt.
- Với loại móng băng: tính bằng khoảng 50% diện tích tầng trệt.
- Với loại móng bè: sử dụng tính bằng 80% diện tích tầng trệt.
Tính diện tích m2 đối với phần thân công trình
Diện tích phần thân công trình có thể được tính bằng 2 cách như:
- Nếu tính bao gồm cả mái che thì bằng tổng diện tích mặt sàn của tất cả các tầng cộng lại.
- Nếu không tính mái che hoặc với công trình không sử dụng mái che sẽ được tính diện tích bằng 50% mặt sàn tầng không có mái.
- Với các trường hợp mái tính riêng, mai sân thượng, mái bê tông, mái tôn, mái ngói được tính lần lượt là 30#. 50%, 15-30% và 70% mặt sàn tầng không mái.
Cách tính diện tích cho phần phụ phát sinh
Một số phần phụ công trình và cách ước tính diện tích cụ thể như sau:
- Phần sân: bao gồm 2 trường hợp có móng và không có móng, lần lượt được tính bằng 70% và 50% diện tích xây dựng.
- Phần ô trống: diện tích sẽ bằng 100% phần xây dựng nếu nhỏ hơn 8m2 và 50% nếu khu vực này lớn hơn 8m2.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về chủ đề cách tính mét vuông muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng bài viết đã góp phần giải đáp những thắc mắc của bạn và giúp bạn có những giây phút khám phá thật thú vị.