Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và đặt hàng sử dụng bộ giàn phơi thông minh ở bất cư nơi đâu, giàn phơi thông minh đã là một trong những sản phẩm đang rất được ưa chuộng. Bởi nó giúp cho không gian sống của con người trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Vậy bạn đã biết cách lắp giàn phơi thông minh tại nhà đơn chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết sau của Xây Dựng NND để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Có bao nhiêu loại giàn phơi thông minh?
Giàn phơi thông minh hiện là sản phẩm đang được rất nhiều người lựa chọn sử dụng bởi sản phẩm mang đến sự tiện lợi, bền bỉ, an toàn, tiết kiệm không gian và đẹp mắt.
Trên thị trường hiện nay, Giàn phơi thông minh được chia làm 3 loại chính là:
- Giàn phơi thông minh gắn trần, gắn tường (hay còn được gọi là giàn phơi thông minh xếp ngang).
- Giàn phơi thông minh quay tay
- Giàn phơi thông minh điều khiển điện tử (Hay còn được gọi là giàn phơi thông minh điều khiển từ xa).
Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách của mỗi gia đình để lựa chọn được mẫu giàn phơi phù hợp nhất.
Xem thêm: Hướng Dẫn Tự Làm Giàn Phơi Quần Áo Đơn Giản tại nhà
Hướng dẫn lắp giàn phơi thông minh tại nhà đơn giản nhất
Mỗi loại giàn phơi thì sẽ có những cách lắp đặt khác nhau. Sau đây Xây Dựng NND sẽ hướng dẫn chi tiết về cách lắp giàn phơi thông minh đơn giản tại nhà mà bạn nên tham khảo:
Cách lắp đặt giàn phơi thông minh quay tay
Trước khi lắp đặt thì bạn cần phải hiểu rõ về cấu tạo và cơ chế hoạt động của giàn phơi thông minh quay tay. Bởi điều này sẽ giúp tránh xảy ra những sai sót cũng như có thể thi công an toàn, hiệu quả nhất. Theo đó, giàn phơi thông minh quay tay được cấu tạo gồm có những linh phụ kiện sau đây:
- Puly định vị giàn phơi thông minh: 2 puly kép và 2 puly đơn.
- Puly dẫn hướng: 1 con.
- Bộ tời (tay quay, có thể là rời hoặc liền).
- Cuộn dây cáp ( cáp lụa làm từ chất liệu inox 304).
- 4 treo thanh, 2 thanh phơi, 4 bít đầu.
Sau đây là những quy trình lắp đặt giàn phơi thông minh quay tay cụ thể:
- Khảo sát khu vực và địa hình để lắp đặt giàn phơi
Việc đầu tiên là bạn cần phải lựa chọn vị trí gắn giàn phơi thông minh phù hợp. Nhiều nhà hiện nay không có ban công có thể lựa chọn gắn giàn phơi ở những khu vực có hướng nắng tốt hoặc gần cửa sổ. Tuy nhiên, vẫn nên chú ý đến sự tiện lợi khi phơi đồ cũng như yếu tố thẩm mỹ của căn nhà.
Bên cạnh đó, giàn phơi chỉ có thể tiến hành lắp đặt cũng như sử dụng trên bề mặt trần bê tông chắc chắn và phẳng. Với một số địa hình trần mềm như: Trần nhựa, thạch cao hoặc trần mái dốc như trần mái tôn thì gia chủ phải cần phải tiến hành gia cố bằng inox hoặc thép hộp để tạo khung và đảm bảo an toàn trong khi sử dụng.
- Những dụng cụ cần chuẩn bị
Về cơ bản, việc lắp đặt giàn phơi sẽ yêu cầu bạn phải sử dụng đến các dụng cụ như sau: Thang nhôm, máy bắt vít, máy khoan bê tông, máy cắt cầm tay, búa, thước, tô vít, tê 10, vít sắt, nở nhựa.
- Cách lắp đặt giàn phơi thông minh quay tay
Hiện nay, có 2 cách lắp đặt giàn phơi thông minh, đó là: lắp đặt nối tiếp hoặc song song. Trong đó, phương án lắp đặt song song thường sử dụng cho những không gian lắp đặt có chiều rộng tối thiểu là 75cm. Đối với kiểu lắp đặt nối tiếp thường ứng dụng cho hành lang hoặc ban công dài. Tùy thuộc vào đặc điểm nhà ở của mình mà bạn có thể lựa chọn cách lắp đặt phù hợp nhất.
Các bước lắp giàn phơi thông minh quay tay
Bước 1: Tìm vị trí lắp đặt dẫn hướng, 4 Puly, bộ tời. Lưu ý sử dụng thước đo và đánh dấu căn chỉnh để có được kết quả chính xác nhất trong lúc khoan. Sử dụng mũi khoan số 8, với chiều sâu các lỗ khoảng 4 – 5 cm.
Ngoài ra, vị trí đặt puly dẫn hướng truyền lực, bộ tời phải tính sao cho 2 bộ phận này luôn được hoạt động theo chiều thẳng đứng cùng nhau. Bộ tời phải được đặt ở vị trí vừa với tay gia chủ, tránh các vị trí thường bị nắng chiếu trực tiếp hay bị hắt mưa. Bởi như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của sản phẩm.
Còn đối với vị trí lắp puly dẫn hướng cần phải cách trần nhà hoặc nằm trên trần khoảng 5 – 10cm và có chiều thẳng đứng với bộ tời. Ngoài ra, Puli kép cách Puly dẫn hướng khoảng 40cm và Puli đơn cần cách puli kép khoảng từ 1.5 – 1.8m.
Bước 2 : Đi dây cáp tời
Khi gỡ dây cáp tời thì bạn cần phải chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh để dây bị gãy hoặc rối. Dẫn hướng có 2 puli độc lập để có thể luồn 2 sợi cáp: mỗi puli sẽ có 2 rãnh cáp dành cho 1 sợi gập đôi.
Bước 3: Lắp đặt thanh phơi và căn chỉnh phù hợp
Đai treo thanh của giàn phơi sử dụng để treo thanh phơi lên dây cáp và cố định cáp. Trên đai treo có sẽ có những lỗ luồn và vít giữ thanh phơi nên bạn phải cẩn thận trong mọi chi tiết lắp đặt này để có thể đảm bảo độ kết nối của thanh phơi và dây cáp.
Luồn 2 đầu dây cáp đi xuống để có thể nối vào đai ống lắp vào thanh phơi. Phần giữa của sợi cáp mắc ở puly dẫn hướng sẽ được nối với phần đầu dây cáp của bộ tời. Sau khi phần lắp đặt đã hoàn thành xong thì bạn có thể kiểm tra sản phẩm đã được thi công đúng cách hay chưa thông qua các biểu hiện sau:
- Khi thanh phơi hạ xuống hết cỡ thì vị trí phải cao hơn bộ tời khoảng 20 cm.
- Thanh phơi sẽ chỉ được nâng lên nếu người dùng quay tay quay theo chiều kim đồng hồ và hạ thanh phơi xuống khi quay ngược lại. Nếu kết quả không đúng như vậy thì bạn cần phải tháo sản phẩm ra lắp lại.
- Kiểm tra xem dây cáp hoạt động một cách có trơn tru và có bị mắc hay rối ở vị trí nào không.
Cách lắp đặt giàn phơi xếp ngang tại nhà
Để có thể đảm bảo lắp đặt chúng đúng các vị trí và vận hành một cách trơn tru thì bạn cần phải hiểu rõ cấu tạo của giàn phơi thông minh xếp ngang. Theo đó, giàn phơi thông minh xếp ngang được cấu tạo với 3 bộ phận chính là:
Bộ giá đỡ: Đây là bộ phận gồm có 2 chân giá để có thể cố định vào tường. Có thể lắp đặt trên các bề mặt khác nhau như xi măng, gỗ, thạch cao,…. Giá đỡ thường được tạo nên từ chất liệu hợp kim nhôm nguyên khối, inox, nhôm.
Hệ thống ziczac 2 bên: Đây là bộ phận có khả năng kết nối những thanh phơi cố định và giúp cho các thanh phơi có thể thu vào và kéo ra một cách dễ dàng nhất. Hệ thống này được cấu tạo bởi rất nhiều thanh co với chiều dài trung bình khoảng từ 39 – 40cm. Người sử dụng chỉ cần sử dụng một lực nhỏ là đã có thể thu vào hoặc kéo ra các thanh phơi. Từ đó, giúp tiết kiệm không gian tối đa, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ tổng thể cho ngôi nhà. Khả năng chịu tải trọng của hệ thống ziczac 2 bên rất tốt, nên người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh giàn phơi khi phơi đồ.
Ba thanh phơi: Đây là bộ phận thường được làm từ chất liệu inox cao cấp hoặc nhôm. Thế nên có sức bền tốt và hoàn toàn không bị cong vẹo nếu không xảy ra những trường hợp quá tải. Thanh phơi có chiều dài theo thiết kế tiêu chuẩn là 2.0m/thanh. Trên mỗi thanh phơi tích hợp sẵn từ 15 – 20 lỗ phơi để giúp cố định móc phơi, khiến quần áo không xảy ra hiện tượng rơi khi gặp gió hoặc xô vào nhau. Khoảng cách giữa các lỗ treo móc,các thanh phơi được thiết kế rất hợp lý và khoa học nên sẽ giúp cho quần áo nhanh khô hơn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Sửa Chữa Giàn Phơi Thông Minh Đơn Giản Tại Nhà
Bên cạnh những bộ phận chính là giàn phơi thông minh xếp ngang còn đi kèm một số phụ kiện như: 6 chụp đầu thanh phơi. Bộ phận này được làm từ chất liệu nhựa cứng cao cấp nên sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
- Các dụng cụ cần chuẩn bị cho công việc lắp đặt
Để đảm bảo việc lắp đặt của bạn không bị gián đoạn thì bạn cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ sau: Máy khoan, máy bắn vít, máy cắt sắt cầm tay, tắc kê, nở nhựa, vít, búa, tê 13, thước, bút mực tô, thang gấp hoặc thang nhôm, nở sắt, tô vít.
- Các bước lắp đặt giàn phơi xếp ngang
Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt giàn phơi
Thông thường giàn phơi sẽ được lắp đặt tại ban công, hoặc những khu vực đón gió và ánh mặt trời tốt để giúp cho quần áo nhanh khô, đồng thời không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Bên cạnh đó, vị trí để đặt giàn phơi phải có bề mặt tường phẳng hoặc khung sắt và có chiều rộng ít nhất là 1.3 mét.
Bước 2: Đo lường không gian để bắt đầu quá trình lắp đặt
Tùy thuộc vào chiều cao của những thành viên trong gia đình mà giàn phơi sẽ được lắp đặt sao cho vừa với tầm tay với. Thông thường chiều cao lý tưởng nhất để có thể lắp đặt giàn phơi là khoảng 1m9 tính từ mặt đất.
Bước 3: Tiến hành khoan tường và đặt giàn phơi.
Sử dụng máy khoan để tạo lỗ trên tường, sau đó lấy búa đóng tắc kê nhựa vào tường. Tiếp đến là đưa ziczac lên và sử dụng tua vít vặn nở sắt bắt tay xếp vào tường cho thật chặt .
Sau khi lắp xong 2 ziczac thì bạn hay tiếp tục luồn thanh phơi qua lỗ trên tay xếp. Đồng thời, căn chỉnh sao cho thanh phơi cân đối đều 2 đầu. Cuối cùng, sử dụng tua vít để cố định thanh phơi vào với tay xếp.
Sau khi thực hiện xong những bước trên thì bạn hãy nhớ bịt đầu thanh phơi lại và kiểm tra lại xem hoạt động mở, gấp của giàn phơi có được trơn tru không.
Thông tin chia sẻ trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách lắp giàn phơi thông minh. Hy vọng qua những gì mà Xây Dựng NND chia sẻ, bạn đọc đã có thêm cho bản thân nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua giàn phơi thông minh chất lượng, giá cả hấp dẫn nhất thì bạn đừng quên ghé qua Xây Dựng NND. Chúc bạn thành công!