Có phải bạn đang muốn sử dụng giàn phơi thông minh tại nhà? Thay vì phải mua tốn kém ở ngoài thì bạn có thể tự làm giàn phơi quần áo thông minh tại nhà để thay thế những kiểu giàn phơi truyền thống cũ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tự làm giàn phơi thông minh tại nhà nhé.
Đặc điểm của giàn phơi quần áo thông minh
Trước khi tìm hiểu về cách tự làm giàn phơi quần áo, chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm của nó.
- Xét về cấu tạo
Có thể thấy rằng, sản phẩm được thiết kế với 3 bộ phận chính. Đầu tiên, bộ phận điều khiển được sử dụng tùy thuộc vào nguyên lý áp dụng của bộ giàn phơi là cơ học hoặc tự động.
Bên cạnh đó, nếu hoạt động cơ học thì bộ điều khiển là bộ tời, còn nếu hoạt động tự động thì bộ điều khiển là bảng điều khiển. Ngoài ra, các bộ phận còn lại là những thanh phơi và bộ ròng rọc và puly, dẫn hướng, dây cáp. Đối với giàn phơi tự động thì bộ ròng rọc còn có thêm hộp máy.
- Về tính năng phơi
Nhìn chung, giàn phơi thông minh có tải trọng tốt hơn nhiều so với những loại giàn phơi truyền thống cũ xưa kia. Cụ thể mức tải trọng trung bình của giàn phơi thông minh là 45kg và mức tải trọng lớn nhất của giàn phơi là 60kg. Hơn nữa, thiết kế của giàn phơi thông minh cũng khá phù hợp với việc cho phơi quần áo gồm có 40 lỗ phơi. Trong đó, trên mỗi thanh phơi và các lỗ phơi được đặt cách nhau tầm 6cm.
- Về tính năng sử dụng
Thực tế, cách sử dụng của giàn phơi thông minh cũng khá đơn giản. Phụ thuộc vào nguyên lý áp dụng thực tế là cơ học hoặc tự động mà người sử dụng chỉ việc quay tay hoặc có thể nhấn nút điều khiển. Bên cạnh đó, việc sửa chữa giàn phơi cũng khá dễ dàng nhờ vào các linh kiện có sẵn và có các kết cấu được thiết kế rời.
Lý do tại sao bạn nên lắp đặt giàn phơi thông minh?
Có lẽ khá nhiều người nhận thấy, giàn phơi thông minh chính là dòng sản phẩm giàn phơi quần áo hiện đại nhất hiện nay. Chính vì thế, việc lắp giàn phơi thông minh chính là giải pháp cho sự lựa chọn của những không gian hiện đại. Nhất là những không gian có diện tích nhỏ hẹp như chung cư.
Dĩ nhiên công dụng của giàn phơi thông minh chính là để phơi quần áo. Mặc dù vậy, việc phơi quần áo của loại giàn phơi này lại không đơn thuần như loại giá phơi inox hoặc dây phơ, thanh phơi. Mà ở đây giàn phơi thông minh còn giúp cho các gia đình tận dụng tối đa về diện tích. Từ đó, giúp cho không gian phơi luôn được thu gọn gàng, thoáng rộng hơn. Đặc biệt, khi sử dụng giàn phơi thông minh giúp cho quần áo khô nhanh hiệu quả hơn.
Ngoài ra, giàn phơi thông minh được thiết kế với các thanh phơi không bị cố định mà có thể di chuyển nâng – hạ dễ dàng. Cụ thể các thanh phơi có thể nâng lên khi đã khô. Tức là giàn phơi thông minh sẽ không bị cố định như giàn phơi truyền thống. Khi đó sẽ tạo ra một không gian phơi thoáng rộng. Hơn nữa quần áo cũng tự khắc có độ thông thoáng khá tốt.
Hướng dẫn cách tự làm giàn phơi thông minh tại nhà
Khi đã tìm hiểu các tiện ích của giàn phơi thông minh, giờ đây bạn có thể tự làm giàn phơi quần áo thông minh tại nhà một cách dễ dàng hơn. Điều này nhằm tiết kiệm chi phí cho mình. Sau đây là các bước hướng dẫn tự làm giàn phơi thông minh tại nhà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Trước hết bạn cần chuẩn bị nguyên vật liệu:
Ở bước này bạn nên đến các cửa hàng chuyên bán giàn phơi, hoặc tại các cửa hàng gia dụng, nhôm inox để lựa chọn những loại nguyên liệu sau:
- Một bộ tời: thực tế hiện nay có nhiều loại bộ tời, có loại quay tay rời hoặc quay tay liền. Phụ thuộc vào từng sở thích và nhu cầu của mỗi gia đình để lựa chọn.
- Dây cáp (loại nhôm hoặc cáp lụa): Nếu bạn mua dựa vào những độ cao trần, thì bạn sẽ được tư vấn cần mua tầm bao nhiêu mét. Lưu ý rằng, bạn nên mua dư ra chút, vì có thể lần đầu làm chưa thể biết cách tối ưu.
- Thanh phơi: đối với những loại inox thì có thanh nhựa định vị, còn với nhôm thì có lỗ phơi để móc quần áo cho dễ dàng, tránh quần áo bị bay mất. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn với những loại thanh gỗ, sắt,…. với độ dài tùy ý bạn lựa chọn.
- Chuẩn bị 2 buli đơn, 2 buli kép, và 4 bát úp trần.
- Dụng cụ cần chuẩn bị là chiếc máy khoan để sẵn.
Bước 2: Khảo sát và đo vị trí:
Tùy thuộc vào từng vị trí mà bạn lựa chọn giàn phơi song song hoặc loại nối tiếp nhau. Nếu lắp đặt loại song song, thì khoảng cách giữa 2 thanh nên đặt tầm 30-40cm. Vị trí của bộ tời sẽ giao động từ 1m – 1,5m, khá phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình để ai trong nha cũng có thể điều khiển được thuận lợi nhất.
Bước 3: Lắp đặt bộ tời, buli:
Sau khi đã xác định chắc chắn chỗ lắp, bạn tiến hành tới việc sử dụng máy khoan, vít nở để lắp bộ tời vào tường và buli vào tường. Đặc biệt bạn phải nhớ puly dẫn hướng cần phải nằm thẳng với bộ tời, cùng độ cao với buli đơn và buli kép.
Bước 4: Lắp đặt dây cáp:
Bước này được đánh giá là bước làm khó khăn nhất. Bởi vì bạn cần giỡ cuộn dây cáp sao cho không bị rối, xoắn, gập với nhau. Thông thường để lắp bộ giàn phơi quần áo thông minh thì bạn cần sử dụng 2 dây cáp với chiều dài của mỗi sợi dây tầm 7m.
Sau đó, bạn hãy gấp đôi dây cáp đó lại, lấy cả 2 đầu của dây luồn qua cả 2 rãnh của dẫn đường, đi qua tiếp buli kép. Trong đó, 1 đầu dây được nối xuống thanh phơi, và đầu còn lại qua buli ngang, qua tiếp buli đơn và xuống tới thanh phơi bên kia. Tương tự cách làm trên, bạn hãy hoàn thành dây phơi còn lại.
Bước 5: Cuối cùng lắp, căn chỉnh thanh phơi hoàn chỉnh
Nhận thấy rằng, dây cáp sẽ được luồn qua ống của mỗi thanh và vít giữ lại. Còn đầu giữa của sợi giấy cáp đó được nối đầu dây cáp của bộ tời, vít sẽ được cố định lại. Để hoàn thành giàn phơi quần áo thông minh, bạn hãy tiến hành việc căn chỉnh nhằm đảm bảo giàn phơi hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý rằng, vị trí đẹp nhất chính là bạn nên căn vị trí sao cho thanh phơi chỉ cao hơn bộ tời tầm 20cm.
Qua bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của giàn phơi quần áo thông minh. Từ đó giúp bạn có thể tự làm giàn phơi quần áo thông minh tại nhà cho phù hợp với khả năng của bản thân và kinh tế gia đình.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm giàn phơi thông minh khác thì hãy tìm trong các bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Giàn Phơi Xếp Ngang – Giải Pháp Tối Ưu Cho Căn Hộ Chung Cư