Nội dung chính
Phần lớn các thiết kế nhà hiện nay đều thiết kế có thêm 1 tầng tum. Vậy tầng tum là gì, ứng dụng nó ra sao khi ngôi nhà được đưa vào sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp lý do tại sao hiện nay mọi người đều đều chuộng tầng tum đến vậy.
Tầng tum là gì?
Tầng tum hay mái tum là tầng trên cùng, phần cao nhất của ngôi nhà. Là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong ngành xây dựng. Dùng để che chắn phần cầu thang để tránh mưa gió hắt nước từ trên xuống nhà.
Chức năng của tầng mái tum là gì?
Đối với các thiết kế nhà ống, nhà ở phố thì diện tích mặt sàn thường hạn chế, vậy nên muốn có thêm diện tích thì họ thường xây nhiều tầng lên. Xây dựng tầng tum có rất nhiều điểm lợi nhưng không tốn thêm nhiều chi phí trong ngân sách xây dựng, thấp hơn so với việc xây thêm 1 tầng mới.
Không gian tầng tum có thể được tận dụng làm một phòng ngủ nhỏ, nhà kho chứa đồ, phòng phơi hoặc phòng thờ,… Việc xây dựng tum sẽ giúp cản lực gió lực nước khi trời mưa bão, tránh hắt trực tiếp xuống bên dưới nhà. Một số nhà xấu hoặc đất xấu có thể xây dựng thêm tầng tum nhằm làm lệch khi sự sinh khắc của ngôi nhà.
Tầng tum có được tính là 1 tầng?
Theo quy định của bộ xây dựng thì tầng tum có diện tích không vượt quá 30% diện tích mặt sàn mái thì không được tính vào số tầng của công trình nhà. Giả dụ diện tích sàn mái =100m2 mà bạn thiết kế diện tích tầng tum không vượt quá 30m thì khi đó tầng tum chưa được tính thành một tầng. Dựa vào cách tính này bạn có thể điều chỉnh để xin giấy phép xây dựng cho phù hợp.
Xây dựng tầng tum như thế nào cho hợp lý?
Có rất nhiều cách xây dựng tầng tum nhưng để hợp lý nhất, cân bằng khi nhìn vào tổng thể của ngôi nhà thì bạn cần chú ý những điểm sau:
Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên
Tầng tum là nơi cao nhất của ngôi nhà vậy nên nếu bạn thiết kế theo kiểu không gian mở thì chắc chắn sẽ đón được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nhiều gia đình sử dụng làm phòng thời thì càng phải lưu ý điều này để tạo độ thoáng, không bị bí bách, tối tăm. Nên có nhiều cửa sổ hoặc cửa thông ra bên ngoài sân thượng, như vậy sẽ rất tốt cho vượng khí của gia chủ.
Ưu tiên sự tối giản, nhiều chức năng
Ngoại trừ khu vực trong tầng tum có thể sử dụng làm kho chứa đồ, phòng ngủ nhỏ,… Thì bạn có thể thiết kế thêm sân vườn cùng trên đó để tăng thêm không gian xanh. Không cần cầu kỳ phức tạp, tốn nhiều chi phí mà cũng tạo được môi trường sống xanh.
Sử dụng nội thất phòng đơn giản
Phòng tum chỉ nên dùng vào việc dự bị, không nên thiết kế làm phòng chính. Vậy nên bạn cũng chỉ nên sử dụng đồ nội thất đơn giản và thoáng đãng nhất là được.
Quy định mới nhất trong thiết kế tầng tum
Theo thông tư 07/2019 của bộ xây dựng, tầng tum sẽ không được tính là 1 tầng trong thiết kế nhà. Diện tích tum không quá 30% diện tích mặt sàn, cao dưới 3m, chỉ xây dựng theo kiểu khu vực mái che cầu thang thì không cần tính thành 1 tầng.
Những ý tưởng sử dụng tầng tum hay, hiệu quả
Tầng tum có rất nhiều công dụng, tùy vào mục đích của bạn bạn có thể sử dụng nó theo những cách riêng. Dưới đây là 4 gợi ý của chúng tôi để tầng tum phát huy hết công dụng và đạt hiệu quả cao:
Sử dụng làm phòng thờ
Mỗi gia đình thiết kế không gian thờ cúng đều muốn là nơi yên tĩnh, riêng tư nhất, vậy nên tum mái là một lựa chọn không tệ. Phòng thờ cũng không yêu cầu phải là diện tích quá rộng hay phần trần phải cao như những phòng khách. Sau khi thiết kế phòng tum xong bạn toàn hoàn có thể đặt hàng những bộ án gian có kích thước vừa vặn nhất với căn phòng.
Sử dụng làm phòng ngủ
Hiện nay ở những ngôi nhà phố có diện tích mặt sàn hạn chế, vậy nên người ta cũng thường tận dụng phòng tum để làm thêm một phòng ngủ dự bị thêm. Không gian rất riêng tư và phù hợp với những người trẻ. Hoặc khi gia đình có khách, người thân nghỉ lại qua đêm thì phòng tum là nơi nghỉ ngơi rất hợp lý.
Sử dụng làm nơi chứa đồ
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng phòng tum làm nơi chứa đồ, những vật dụng chưa cần sử dụng tới hoặc những đồ dùng theo mùa. Nếu nhà ở nông thôn thì có thể dùng đây là nơi chứa thóc, lúa vì nó rất thoáng và không bị ẩm thấp.
Sử dụng làm phòng thư giãn
Nhịp sống hiện tại xô bồ, hối hả, không gian xanh hiện nay đã không còn nhiều. Nếu có thể tận dụng tầng tum làm không gian thư giãn cũng rất tuyệt. Với thiết kế đơn giản chỉ một bộ sofa nhỏ, kệ sách, sân vườn xung quanh,… Bạn hoàn toàn có thể tạo ra được không gian thư giãn ở chính ngôi nhà của mình.
Vì sao nhà ống 2 tầng hay thiết kế tầng tum
Sở dĩ nhà ống 2 tầng hay thiết kế tầng tum là bởi vì tầng tum nó làm tổng thể thẩm mỹ ngôi nhà tăng lên rất nhiều. Nhà ống đứng một mình trông rất thô, tầng tum sẽ là điểm nhấn, là mái nhà để đỡ trống trải không gian.
Đồng thời giải quyết được những vấn đề thời tiết, độ thông thoáng, lưu thông khí cho ngôi nhà. Và cũng là cách tận dụng không gian tối đa để kết hợp làm nơi thư giãn, phòng thờ,…
Xem thêm:
Xây nhà trọn gói là gì? Có nên xây nhà trọn gói không?
Móng nhà là gì? Những ưu nhược điểm các loại móng trong xây dựng
Những lưu ý khi xây dựng nhà ống 2 tầng 1 tầng tum
Không cần quá nhiều diện tích như không gian lại rất thoáng, nhà ống 2 tầng 1 tầng tum đnag là xu hướng xây dựng được nhiều người yêu thích. Những điểm khi bạn xây dựng cần lưu ý gồm:
- Ưu tiên sự tối giản, nhiều chức năng thông qua cách chọn đồ dùng trong nhà và sắp xếp chúng.
- Lấy điểm nhấn chính là nội thất, mặc dù thiết kế tối giản nhưng vẫn phải có điểm nhấn mang đến nét riêng cho không gian.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên, kể cả ở tầng tum hay những tầng dưới, bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng cửa kính trong hoặc lắp đặt nhiều cửa sổ. Đón ánh sáng và gió mát tự nhiên giúp tiết kiệm điện hơn nhiều.
- Hạn chế tranh nghệ thuật, tranh cỡ lớn. Không gian nhà bạn quá nhỏ thì bạn không nên dùng nhiều tranh, chỉ nên có 1-2 bức làm điểm nhấn nhá. Sử dụng quá nhiều sẽ tạo cảm giác eo hẹp và vô cùng rối mắt.
- Lựa chọn gam màu đồ, màu sàn trung tính hoặc gỗ. Thích hợp với phong cách tối giản nhất vẫn là những gam màu trầm như xám, nâu, trắng, màu gỗ với những họa tiết đơn giản, không gian sẽ trở nên sang trọng.
Bản vẽ nhà ống 2 tầng 1 tum đẹp
Hướng đến phong cách hiện đại, đáp ứng đủ các mặt thẩm mỹ nhà ở. Bạn có thể tham khảo bản vẽ căn hộ có 3 phòng: 1 phòng ngủ master, 1 phòng cho trẻ, 1 phòng ngủ dành cho khách, tầng tum được thiết kế là phòng thờ hoặc không gian sinh hoạt chung của gia đình.
Mặt bằng tầng 1
Tầng 1 phù hợp nhất là phòng khách, bếp ăn và nơi sinh hoạt chung cho gia đình. Kết hợp trước cửa nhà là nơi để xe hoặc đặt cây cảnh. Đối với gia đình có người già, không tiện việc di chuyển cầu thang thì có thể đặt 1 phòng ngủ ở tầng 1 luôn
Bố trí mặt bằng tầng 2
Tầng 2 sử dụng làm phòng ngủ gia đình, với 1 phòng ngủ master dành cho gia chủ và 1 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái. Nên thiết kế khu vệ sinh tầng 2 khép kín để thuận tiện khi sử dụng.
Bố trí mặt bằng tầng tum
Tầng tum trên cùng sử dụng là phòng thờ rất hợp lý, kết hợp với không gian xung quanh là vườn rau hoặc nơi vui chơi cho trẻ. Tuy nhiên nếu thiết kế nơi vui chơi cho trẻ thì cần đảm bảo các yếu tố an toàn như cửa chắn, lan can,…
Tầng tum tuy chỉ là một phần nhỏ, không được tính trong toàn bộ công trình nhà, nhưng không thể phủ nhận sự tiện dụng của nó nếu bạn biết tận dụng không gian. Tạo nên tổng thể hài hòa và không gian sống xanh, sạch. Với kinh nghiệm triển khai thi công xây dựng nhà có thiết kế tầng tum và sửa chữa nhà khách hàng với hạng mục tầng tum được xây dựng NND triển khai rất nhiều trong những năm qua. Quý khách hàng nếu cần cải tạo, xây dựng nhà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có tư vấn tốt nhất và hoàn toàn miễn phí.