Kỹ Thuật

Thiết kế cấp phối bê tông trong xây dựng

Thiết kế cấp phối bê tông trong xây dựng

Thiết kế thành phần bê tông là tìm ra tỷ lệ hợp lý các loại nguyên vật liệu nước, xi măng, cát, đá hoặc sỏi cho 1m3 bê tông sao cho đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và kinh tế.

Cấp phối bê tông là gì?

Cấp phối bê tông được biểu thị bằng khối lượng của các vật liệu thành phần cần cho 1m3 bê tông hoặc dưới dạng tỉ lệ về khối lượng các vật liệu thành phần so với khối lượng
ximăng.
Để tính toán được thành phần của bê tông phải dựa vào một số điều kiện như :

  • Cường độ bê tông yêu cầu (mác bê tông): Thông thường người ta lấy cường độ chịu nén của bê tông sau 28 ngày dưỡng hộ làm cường độ yêu cầu.
  • Tính chất của công trình: Phải biết được công trình làm việc trong môi trường nào, trên khô hay dưới nước, có ở trong môi trường xâm thực mạnh không?
  • Đặc điểm của kết cấu công trình: Kết cấu có cốt thép hay không có cốt thép, cốt thép dày hay thưa, biết tiết diện của công trình rộng hay hẹp… Mục đích là để lựa chọn độ dẻo của hỗn hợp bê tông và độ lớn của đá (sỏi) cho hợp lý.
  • Điều kiện nguyên vật liệu : Như mác và loại xi măng, loại cát, đá dăm hay sỏi và
    các chỉ tiêu cơ lý của chúng.
  • Điều kiện thi công: Thi công bằng cơ giới hay thủ công
  1. Phương pháp thiết kế thành phần bê tông
    Để thiết kế cấp phối bê tông có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp như phương pháp của Ban môi trường Anh, phương pháp của Viện bê tông Mỹ song phương pháp Bolomey-Skramtaev của Viện bê tông và bê tông cốt thép
    Nga là phương pháp đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và một số nước.
    Trong nội dung giáo trình sẽ trình bày cách thiết kế thành phần bê tông trên cơ sở của phương pháp Bolomey-Skramtaev có tính đến những điều kiện thích hợp của Viêt Nam.
    Nguyên tắc của phương pháp
    Phương pháp của Bolomey-Skramtaev là phương pháp tính toán lý thuyết kết hợp với việc tiến hành kiểm tra bằng thực nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết “thể tích tuyệt đối“ có nghĩa là tổng thể tích tuyệt đối (hoàn toàn đặc)
    của vật liệu trong 1m3 bê tông bằng 1000 (lít):

Các bước thực hiện:

Như vậy qua các bước tính sơ bộ, kiểm tra bằng thực nghiệm và điều chỉnh lại ta đã xác định được thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông. Tùy theo điều kiện thi công thực tế mà ta có thể biểu thị cấp phối theo những cách khác nhau. Nếu điều kiện thi công bê tông không có thiết bị định lượng cân (kg) thì ta nên biểu thị cấp phối bằng tỷ lệ pha trộn theo thể tích, lấy thể tích tự nhiên của xi măng làm chuẩn.

Xem thêm:

Tỷ lệ xi măng cát đá trong bê tông

Những điều cần biết khi xây dựng nhà tránh ảnh hưởng nhà liền kề

Hệ số sản lượng bê tông và liều lượng vật liệu cho một mẻ trộn bằng máy:

Câu hỏi thường gặp

Công thức trộn bê tông mác 100 như thế nào?

—> Tiến hành trộn theo tỉ lệ như sau: 320 kg Xi măng + 1060 Lít cát + 260 lít nước thì tỷ lệ trộn là: 6.4 bao Xi măng +1060 lít cát + 260 lít nước tương đương với 1 bao Xi măng : 165.6 lít cát : 40.6 lít nước 

Công thức trộn bê tông mác 200 như thế nào?

—> Tiến hành trộn theo tỉ lệ như sau: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá

Công thức trộn bê tông mác 250 như thế nào?

—> Tiến hành trộn theo tỉ lệ như sau: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá

Công thức trộn bê tông mác 300 như thế nào?

—> Tiến hành trộn theo tỉ lệ như sau: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức liên quan đến việc cấp phối bê tông sao cho đạt tỷ lệ tốt nhất, phù hợp với từng công trình sửa chữa nhà, xây dựng mới và kiểu thiết kế khác nhau. Hy vọng mang lại kiến thức hữu ích tới các bạn đọc quan tâm.

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611