Kỹ Thuật

Không có giấy phép xây dựng khi xây nhà bị xử phạt như thế nào?

Không có giấy phép xây dựng khi xây nhà bị xử phạt như thế nào?

Xã hội ngày càng phát triển, không khó để bắt gặp những công trình xây dựng ở ngoài phố hay ở các khu vực trung tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều công trình xây dựng trái phép, không xin giấy phép xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền. Vậy đối với những trường hợp xây nhà không có giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

quy-dinh-xu-phat-khong-co-giay-phep-xay-dung

Những điều cần biết về giấy phép xây dựng

Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết về các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và các trường hợp được miễn. Nếu các bạn vẫn chưa nắm rõ những thông tin này thì hãy chú ý theo dõi những điều chúng tôi đề cập ở dưới đây nhé.

Trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng

Các bạn hãy tham khảo những trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng mà chúng tôi đưa ra dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Các trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng như sau:

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (được ban hành ngày 17.6.2020) quy định chi tiết các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

1. Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp.

2. Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.

3. Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này.

4. Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

5. Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

6. Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

7. Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này.

8. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9. Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

10. Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các trường hợp 2, 6, 7, 8 và 9 (đã nêu phía trên), trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại trường hợp 9 có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Trên đây là toàn bộ những trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng khi khởi công công trình. Các bạn hãy tham khảo và nắm rõ những thông tin này nhé.

Xem thêm:

Thiết kế cấp phối bê tông trong xây dựng

Cách tính và những yếu tố ảnh hưởng đến giá xây nhà trọ 2021

Trường hợp cần phải xin giấy phép xây dựng

Ngoài những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng chúng tôi đã nêu ở trên, tất cả các trường hợp còn lại đều phải xin phép giấy phép để được khởi công công trình. Theo các điều luật mà pháp luật đã ban hành vào năm 2014, điều kiện để khởi công xây dựng nhà ở riêng ở đô thị thì cần đáp ứng được những điều sau :

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
  • Cần phải đảm bảo tính an toàn cho công trình, các công trình lân cận và tuyệt đối không được gây tổn hại tới môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, còn phải đảm bảo an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình, thủy lợi, đê điều,….

Đối với các nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị thì cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Còn đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn thì khi xây dựng cần phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Tuy nhiên, nhiều đối tượng hiện nay đang xây dựng nhiều công trình mà không hề xin cấp giấy phép xây dựng. Vậy những đối tượng này khi bị phát hiện sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây nhé.

Xây nhà không có giấy phép xây dựng bị xử lý như thế nào?

Ngoài những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì bất kỳ công trình nào cũng cần phải xin giấy phép. Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều người xây nhà nhưng không hề xin cấp giấy phép. Để biết được những mức phạt dành cho những người này, các bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào nhé.

Không có giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với những hộ gia đình vô tình hoặc cố ý không xin giấy phép xây dựng sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm ngặt. Đặc biệt, khi xây nhà mà không xin giấy phép thì có khả năng cao sẽ bị phá dỡ. Nhưng thông thường sẽ chỉ phạt tiền để cảnh cáo, tránh tái phạm ở những lần sau.

Mức phạt tiền khi không có giấy phép xây dựng

Theo quy định của pháp luật, các đối tượng có hành vi tổ chức thi công xây dựng nhưng không có giấy phép thì sẽ bị phạt tiền như sau :

  • Phạt từ 10 – 20 triệu đồng: Dành cho những công trình nhà ở riêng lẻ tại các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.
  • Phạt từ 20 – 30 triệu đồng: Dành cho những công trình nhà ở riêng lẻ tại các khu đô thị.

Không chỉ vậy, pháp luật cũng đưa ra một số mức phạt tiền khác đối với những đối tượng tiếp tục xây dựng mà không có giấy phép hay cố tình tái phạm như sau. Đối với trường hợp không có giấy phép nhưng đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục xây dựng thì sẽ có mức phạt là:

  • Phạt từ 5 – 10 triệu đồng: Dành cho những công trình xây dựng nhà ở tại các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.
  • Phạt từ 35 – 40 triệu đồng: Dành cho những công trình xây dựng nhà ở tại khu đô thị.

Bên cạnh đó, mức phạt dành cho các đối tượng vi phạm hành chính mà tái phạm đó là:

  • Phạt từ 10 – 20 triệu đồng: Dành cho những công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.
  • Phạt từ 70 – 80 triệu đồng: Dành cho những công trình xây dựng nhà ở tại các khu đô thị.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết được hậu quả của việc xây nhà không có giấy phép xây dựng. Mong rằng các bạn sẽ không gặp phải trường hợp này khi khởi công công trình nhé. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!

Post Comment

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611