Kỹ Thuật

Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không?

Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không?

Một biện pháp vô cùng cần thiết trong quy trình thi công công trình nhà ở là chống thấm trần nhà . Không chỉ có thể đảm bảo tuổi thọ công trình lâu dài hơn, giảm thiểu tối đa chi phí cải tạo và sửa chữa mà còn an toàn cho người sử dụng. Vậy có những phương pháp chống thấm trần nào? Ưu – nhược điểm ra sao?

co nen chong tham tran nha trong khi dang xay dung khong - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Có nên chống thấm trần nhà trong khi đang xây dựng không?

Tầm quan trọng của việc chống thấm trần nhà 

Trần nhà thường xuyên bị thấm, loang màu, ố vàng 

  • Đây là tình trạng khá nhiều gia đình mắc phải, nước rò rỉ thầm từ trên đường ống xuống nhà của bạn thông qua lớp sàn bê tông. Nguyên nhân chính thường là do sàn bê tông đã bị xuống cấp, lúc thi công không áp dụng chống thấm sàn bê tông đúng kỹ thuật. 
  • Xuất hiện triệu chứng trần nhà có các vùng bị ố màu, mốc. Thời gian đầu thì phạm vi còn nhỏ nhưng dần dần sẽ lan rộng ra làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cầu trần nhà.
  • Không thực hiện chống thấm trần nhà càng sớm thì sẽ xuất hiện các mảng màu sắc bị đổi màu trên trần, mức độ của màu sắc thay đổi chứng tỏ chất lượng của trần nhà cũng đang dần yếu đi, từ màu sắc ẩm ướt sang màu xanh đen do phủ một lớp rêu mốc dày. 

Tiết kiệm chi phí 

chi phi chong tham thap hon chi phi xu ly chong thap - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Chi phí chống thấm thấp hơn chi phí xử lý chống thấm

Những hậu quả được liệt kê bên trên là do không ứng dụng cách chống thấm hiệu quả. Bên cạnh đó, theo thống kê giá chống thấm trần nhà chỉ mất khoảng từ 2% đến 5% tổng chi phí xây dựng toàn bộ căn nhà. 

Trong khi đó, nếu không áp dụng quy trình chống thấm ngay từ đầu làm cho phát sinh những sự cố kể trên thì chi phí để xử lý chống thấm sẽ chiếm đến 10% tổng chi phí xây dựng, có tình trạng lên đến 20%. Như vậy, bạn có thể thấy rằng từ việc chủ quan không chống thấm trần nhà gây ra rất nhiều thiệt hại về công sức lẫn tiền bạc. 

Có những phương pháp chống thấm trần nhà nào?

xu ly chong tham tran nha bi nut nhu the nao 1 - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Những phương pháp chống thấm trần nhà phổ biến

Việc chống thấm mái nhà hiện nay đang rất phổ biến, quan trọng là kỹ thuật chống thấm nào phù hợp với bạn mà thôi. Để hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn, dưới đây là những đánh giá khách quan nhất những phương pháp chống thấm đang được ưa chuộng:

Cách chống thấm mái nhà bằng sơn chống thấm 

Phương pháp chống thấm sàn này được đánh giá là dễ sử dụng, nếu tìm hiểu đúng cách thì có thể tự thực hiện tại nhà được mà không cần nhờ đến đơn vị thi công. Những loại sơn chống thấm tốt nhất hiện nay: 

Sơn chống thấm mái Dulux

Được biết đến là một loại sơn chống thấm trong nhà, thế nhưng qua nhiều lần cải tiến thì Dulux đã có thể chống thấm, ngăn chặn tình trạng rong rêu cả trên trần nhà, mái nhà. Thế nhưng, nhược điểm của Dulux nằm ở giá thành cao và tuổi thọ còn hạn chế (chỉ từ 3 đến 5 năm);

Sơn chống thấm mái Mykolor

Bên cạnh chất lượng nước sơn nhẵn bóng mang tính thẩm mỹ cao thì khả năng bám dính của Mykolor cũng được đánh giá tốt, như vậy thì khả năng chống thấm của Mykolor cũng vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, với những vùng có khí hậu đặc biệt nóng ẩm như miền Trung nước ta thì sơn rất dễ bị phai màu hoặc bong tróc. 

Sơn chống thấm mái Neomax

Được các chuyên gia và nhà thầu đánh giá khá cao về chất lượng chống thấm, đồng thời có có thể chống chịu được sự mài mòn do ma sát và khả năng kháng kiềm tốt. Bên cạnh đó, Neomax cũng khắc phục khuyết điểm của Mykolor là phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Và thành phần của Neomax có gốc dầu PU-Polyurethane bên cạnh chất lượng chống thấm trần nhà tối ưu thì giá thành cũng khá cao. 

Những lợi ích của việc sử dụng sơn tường chống thấm 

uu diem cua viec su dung son chong tham tran - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Ưu điểm của việc sử dụng sơn chống thấm trần 

Dễ dàng sử dụng, vì tất cả những dòng sơn chống thấm mái nhà kể trên đều xuất phát từ những thương hiệu sơn tường cao cấp. Do đó có thể đảm bảo được chất lượng nước sơn và cách sử dụng cũng không quá phức tạp như những loại sơn chuyên dụng;

  • Màu sắc đang dạng, nhiều dòng sơn như Mykolor có thiết kế hẳn những gam màu có khả năng bảo vệ tối ưu cho căn nhà. Đồng thời, sự đang dạng của bảng màu giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, thiết kế của căn nhà trở nên hoàn hảo hơn;
  • Phù hợp với khí hậu đặc trưng của nước ta, đặc biệt là những khi thay đổi khí hậu đột ngột, nắng mưa thất thường;
  • Không độc hại, việc sử dụng những loại sơn chống thấm sàn mái kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thi công mà còn không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu lựa chọn những dòng sơn chống thấm trần nhà chất lượng thì bạn có thể yên tâm về điều này. 

Cách chống thấm mái nhà bằng nhựa đường 

dung nhua duong chong tham tran co tot khong - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Dùng nhựa đường chống thấm trần có tốt không?

Nhựa đường là một trong những quy trình chống thấm truyền thống được khá nhiều người biết đến. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, thế nhưng lại không thể áp dụng cho những công trình nhà ở lớn như chung cư, nhà hàng, trung tâm mà chỉ hiệu quả cho nhà ở của gia đình. 

Cách chống thấm mái nhà bằng màng 

Màng khò nóng, màng dán lạnh là 2 loại màng phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Người dùng cũng không quá khó để tìm kiếm các loại màng này vì có rất nhiều thương hiệu với nhiều mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, việc chống thấm nhà bằng màng có khả năng chống thấm cực tốt, thời gian sử dụng cao. 

Những ưu điểm của phương pháp sử dụng màng khò nóng 

  • Ngay cả môi trường có áp suất hơi nước lớn cũng không làm ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của màng khò;
  • Khả năng chịu tải lớn và độ đàn hồi tốt;
  • Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, nóng lạnh bất thường thì cách chống thấm bê tông bằng màng khò vẫn có thể thích ứng được. 
chong tham mai nha bang phuong phap kho nong - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Chống thấm mái nhà bằng phương pháp khò nóng

Một số hạn chế của phương pháp chống thấm mái bằng màng khò

  • Quy trình chống thấm khá phức tạp;
  • Không thể tự thực hiện tại nhà mà chỉ những người thợ có kỹ thuật chuyên nghiệp mới có thể thi công hiệu quả;
  • Địa hình phải bằng phẳng mới mang lại chất lượng tối đa. 

Ứng dụng chống thấm trần nhà bằng khò nóng 

Tuy vậy, có một vài công trình đòi hỏi phải sử dụng màng khò nóng để chống thấm sàn, chẳng hạn như:

  • Chống thấm sàn nhà vệ sinh, chống thấm nhà tắm bằng màng khò nhiệt là phương pháp gần như tối ưu nhất;
  • Xử lý khe hở giữa 2 tòa nhà, 2 công trình liền kề nhau;
  • Màng khò nóng Bitum để chống thấm mái tôn, chống thấm mái bê tông;
  • Chống thấm các loại bể bơi, bể chứa ngầm, cũng có thể sử dụng phương pháp màng khò nóng; 
  • Chống thấm ngược chân tường, hố thang máy… 

Cách chống thấm mái nhà bằng hóa chất 

hoa chat goc xi mang co do dan hoi chong tham san mai hieu qua - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Hóa chất gốc xi măng có độ đàn hồi chống thấm sàn mái hiệu quả

Những hóa chất chống thấm gốc xi măng đàn hồi thích nghi tốt điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Tuy vậy, đây là một phương pháp chống thấm yêu cầu tính tỉ mỉ cao ở người thi công, từ những bước đơn giản như vệ sinh bề mặt, pha chế hóa chất đến quy trình thực hiện quét xi măng chống thấm thì mới đạt chất lượng cao và độ bền đôi khi lên đến vài chục năm. Bên cạnh đó, điểm cộng của giải pháp chống thấm sàn mái bằng gốc xi măng đàn hồi, đó là:

  • Độ bám dính khá cao, đặc biệt là với mặt sàn bê tông vì bê tông và các hóa chất này đều có thành phần chính là gốc xi măng, mặt khác trong hóa chất còn có Polymer có độ bám dính với mặt sàn bê tông gần như đồng nhất. Tuy nhiên, bạn phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước và trong quá trình thi công chống thấm mái bê tông;
  • Sàn mái có đặc tính co giãn theo nhiệt độ môi trường bên ngoài, chúng sẽ giãn ra khi vào mùa nắng nóng và co lại vào những ngày nhiệt độ giảm xuống. Vì thế cách chống thấm nhà bằng gốc xi măng có độ đàn hồi thích hợp sẽ giải quyết được tình trạng co giãn này;
  • Khi thời tiết trở nên nồm ẩm thì bê tông sẽ xuất hiện tình trạng thoát hơi nước. Chính hóa chất tạo màng có gốc xi măng có nhiệm vụ cho bốc hơi nước trên sàn mái, ngăn ngừa tình trạng thấm nước hay ẩm mốc xuống lớp trần bên dưới. Điều này cũng chứng minh rằng độ bền của các hóa chất gốc xi măng đàn hồi cao hơn phương pháp chống thấm trần nhà bằng màng khò nóng Bitum;
  • Cách chống thấm bằng hóa chất đã đáp ứng được sự liên tục giữa các lớp với nhau nên sự bám dính cũng tự động được tạo ra, người thi công cũng không cần phải chồng mép các lớp với nhau một cách tỉ mỉ như cách khò nóng.  

Quy trình xử lý bề mặt trước khi áp dụng chống thấm trần nhà 

cac buoc xu ly be mat truoc khi thi cong chong tham - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung

Cho dù bạn chọn cách chống thấm nhà nào thì cũng phải thực hiện xử lý bề mặt chống thấm trước, vì đây là nguyên tắc cơ bản đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, bằng phẳng sẽ góp phần đạt hiệu quả cao. Vậy nên xử lý, vệ sinh bề mặt thi công như thế nào?

  • Đầu tiên là đục bỏ, mài nhẵn các vết lồi, lõm trên sàn mái để đảm bảo bề mặt thi công phải thật bằng phẳng;
  • Nết sàn mái, trần nhà có những vết nứt thì cần xử lý bằng cách đục một rãnh hình chữ V có độ sâu tối thiểu là 2cm. Đây cũng là một cách xử lý chống thấm trần nhà bằng vật liệu có khả năng giãn nở, co ngót;
  • Bước kế tiếp là vệ sinh bề mặt để tạo khả năng bám dính tối đa bằng cách sử dụng máy thổi, máy hút bụi, hoặc nước. Tuy nhiên, cho dù quy trình chống thấm sàn mái bằng cách thức nào thì bề mặt sàn cũng phải đảm bảo khô, sạch trước khi thi công;
  • Tiếp theo là bơm keo hoặc trải tấm chống thấm;
  • Khi thực hiện chống thấm trần nhà thì điều kiện thời tiết cũng là yếu tố quyết định rất nhiều đến kết quả của quy trình, do đó nên lựa chọn khoảng thời gian mà thời tiết bên ngoài khô tạo, khi chống thấm chân tường thì độ ẩm tường không quá cao. 

Hướng dẫn xử lý chống thấm trần nhà đã bị nứt, gãy 

Nguyên nhân làm cho trần bị nứt, gãy 

nguyen nhan gay ra cac vet nut tren tran nha be tong - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Nguyên nhân gây ra các vết nứt trên trần nhà bê tông
  • Bê tông khi thi công trần nhà kết hợp quá nhiều loại khác nhau, đồng thời các loại bê tông này được trộn với tỷ lệ không đều dẫn đến hiện tượng co ngót, lâu ngày làm xuất hiện các vết nứt;
  • Những nguyên liệu làm bê tông trần nhà không đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém;
  • Nền nhà có độ lún không đồng đều, cùng với đó là các phương án thi công chống lún không được triển khai hoặc không hiệu quả làm cho các công trình sau khi hoàn thiện vẫn không cải thiện được độ lún, gây ra nứt hay gãy trần nhà;
  • Kết cấu giằng, móng, khung nhà không được đầy đủ, độ vững chắc cũng không được đảm bảo nên toàn bộ áp lực của cả ngôi nhà cộng hưởng với các yếu tố bên ngoài làm cho nứt, gãy trần chỉ sau vài năm sử dụng. 

Xử lý chống thấm với trần nhà đã bị nứt, gãy 

nhung phuong phap chong tham tran nha pho bien - Góc tìm hiểu: Chống thấm trần nhà nên hay không? - giai-phap-xay-dung
Xử lý chống thấm trần nhà bị nứt như thế nào?

Sau khi phát hiện tình trạng trần nhà cũng như xác định được nguyên nhân làm trần nhà bị thấm, dột, loang màu thì việc tìm giải pháp để khắc phục, xử lý chống thấm cho trần nhà sẽ dễ dàng hơn. Dưới đây là những giải pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tổng thể

Dùng dụng cụ phù hợp để đục các vết nứt thành hình chữ V với độ sâu ít nhất là 2cm. Tiếp đến là dùng chổi sắt, máy hút bụi hoặc nước để vệ sinh trần nhà, đặc biệt chủ ý tại những vết nứt cần vệ sinh cẩn thận hơn (nếu sử dụng nước để vệ sinh chống thấm thì cần phải chờ trần nhà khô ráo mới có thể tiếp tục thi công);

Bước 2: Trám lại các vết nứt 

Tại vị trí các vết nứt nhỏ thì các loại vật liệu chống thấm nước dưới dạng phun xịt thẩm thấu có thể bịt kín các vết nứt này. Với những vết nứt lớn thì nên dùng phụ gia bê tông có tính đàn hồi thì khả năng chống thấm sẽ cao hơn, trộn chất này với vữa xi măng và quét xi măng chống thấm vừa trộn được vào các vết nứt. Chờ cho lớp xi măng khô hoàn toàn thì sơn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ chống thấm để mang lại hiệu quả cao. 

Trên đây là những thông tin về vấn đề chống thấm trần nhà. Từ đó, bạn có thể thấy rằng đây là một bước không kém phần quan trọng trong khi thi công nhà ở hay bất kỳ công trình nào. Cuối cùng, hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn được một phương pháp thi công có đặc điểm và chi phí phù hợp nhất.

Trên đây là bài viết chia sẻ cách chống thấm trần nhà, hi vọng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra còn có có rất nhiều bài viết hay khác tại chuyên mục GIẢI PHÁP XÂY DỰNG – Chuyên trang về giải pháp xây dựng mới nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Cập nhập thông tin đầy đủ nhất về các công nghệ mới được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế, trang trí nội ngoại thất và thi công công trình.

Post Comment

Chat Zalo
Chat Facebook
0975 556 611